Ba yếu tố cản trở Việt Nam tăng năng suất
Thông tin được PGS. TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, chuyên gia Tổ chức Năng suất châu Á (APO) nói tại phiên hội thảo chuyên đề tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện với sự bảo trợ của Tổ chức Năng suất châu Á.
Theo ông Khương, để tăng năng suất cần quan tâm cả trục đứng (nguồn lực) và trục hoành (phương thức triển khai nguồn lực). Với Việt Nam, cần giải quyết được ba yếu tố ông nêu trên. Cụ thể cần có kế hoạch chiến lược cụ thể về các yếu tố tăng trưởng TFP, phát triển nguồn nhân lực và tăng độ thâm dụng về vốn.
PGS Khương gợi ý Việt Nam có thể tiến nhanh bằng cách tham khảo kinh nghiệm các nước, trong đó chú trọng các yếu tố đổi mới và khả năng chuyển đổi số. Đặc biệt coi trọng tiếp cận thị trường thế giới, chất lượng lực lượng lao động, các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn (2011-2020) cho thấy chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng trưởng từ 33,6% bình quân giao đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng năng suất bình quân 5,8%/năm, cao hơn mức bình quân của giai đoạn 2011-2015. Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhìn nhận "mức tăng năng suất lao động Việt Nam còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực".
TS Victor Tay, Giám đốc điều hành Tập đoàn Global Catalyst Advisory, Chuyên gia Tổ chức Năng suất châu Á (APO), dẫn kinh nghiệm Singapore đã đầu tư doanh nghiệp khoa học công nghệ thông qua các sáng kiến và chính sách nhằm khuyến khích sáng tạo nghiên cứu, như hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ thuế, thành lập công viên công nghệ và trung tâm công nghệ. Nước này cũng xây dựng khung kinh tế số 10 năm một lần, trong đó bộ công cụ thể hiện rõ lộ trình số hóa. Chiến lược phát triển dựa trên số hóa toàn bộ, từ máy tính hóa, ưu tiên di động và hạ tầng điện toán đám mây, giúp thúc đẩy chiến lược quốc gia về chuyển đổi công nghiệp, hạ tầng siêu tốc độ cao, lực lượng lao động thông thạo công nghệ thông tin.
Singapore đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi thông qua công nghệ bằng áp dụng mô hình quốc gia thông minh nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và kinh doanh, biến công nghệ trở nên dễ tiếp cận, bảo mật và an toàn hơn. Đây là mô hình kinh tế liên quan ngành công nghiệp, hệ sinh thái và số hóa, trong đó chú trọng trụ cột xây dựng liên kết trong hệ sinh thái và chuyển đổi số hóa doanh nghiệp. Tại đó, các hành động gồm số hóa mô hình cấp phép, đưa ra giải pháp công nghệ phối hợp hợp tác doanh nghiệp và xử lý các vấn đề phát sinh, phát triển mô hình số hóa chịu trách nhiệm hỗ trợ người sử dụng.
TS Victor Tay, Giám đốc điều hành Tập đoàn Global Catalyst Advisory chia sẻ kinh nghiệm.
Chuyên gia năng suất Vũ Hồng Dân, Viện Năng suất Việt Nam đồng tình đổi mới sáng tạo là động lực tăng năng suất mà ở đó công nghệ số hóa là phương tiện thúc đẩy. Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng không kém việc cải thiện môi trường kinh doanh, cơ cấu kinh tế, thị trường và chất lượng lao động. Bà gợi ý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp theo hướng xanh và bền vững sẽ giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng năng suất, thể hiện ở đổi mới sản phẩm, công nghệ sản xuất, đổi mới hệ thống quản trị và mô hình kinh doanh và xây dựng hệ thống ý tưởng đổi mới sáng tạo có thể ứng dụng ra thực tiễn.
Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023 thu hút sự tham gia của hàng trăm các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia năng suất, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với chủ đề "Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo", diễn đàn gồm 4 hội thảo chuyên đề, gồm: Nâng cao chất lượng quy định, chính sách để thúc đẩy năng suất; Giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất; Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy năng suất, Thúc đẩy năng suất chất lượng tại các tỉnh, thành phố và 1 phiên toàn thể. Các nội dung quan trọng được thảo luận gồm đề xuất chính sách phù hợp đồng thời kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác và thúc đẩy chuyển giao tri thức quốc tế trong lĩnh vực năng suất vào Việt Nam.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024