Nhà khoa học lo vệ tinh có thể ngăn tầng ozone tự chữa lành
Trong nghiên cứu trên tạp chí Geophysical Research Letters, nhóm nhà khoa học từ Đại học Nam California ước tính tác động tiêu cực từ việc vệ tinh đưa các chất ô nhiễm độc hại như oxit nhôm vào tầng khí quyển trên cao khi chúng rơi trở lại khí quyển và cháy rụi, Futurism hôm 16/6 đưa tin. Những vệ tinh sắp dừng hoạt động này có thể góp phần làm suy giảm đáng kể tầng ozone - "tấm chắn nắng" bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím quá mức từ Mặt Trời.
Hiện nay, giới nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những chất ô nhiễm do tên lửa thải ra khi phóng, trong khi mới chỉ bắt đầu hiểu được tác động của việc hàng nghìn vệ tinh ngừng hoạt động hoặc gặp trục trặc và cháy rụi trong khí quyển. Tác động này ngày càng lớn hơn khi SpaceX đã phóng gần 6.000 vệ tinh Starlink và dự kiến phóng thêm hàng chục nghìn vệ tinh nữa. Tham vọng của SpaceX cũng góp phần thúc đẩy những mạng lưới vệ tinh khổng lồ tương tự được xây dựng xung quanh Trái Đất.
"Vài năm gần đây, mọi người mới bắt đầu nghĩ rằng nó có thể trở thành một vấn đề rắc rối. Chúng tôi là một trong những nhóm đầu tiên nghiên cứu tác động của điều này", Joseph Wang, đồng tác giả nghiên cứu mới, chuyên gia về du hành vũ trụ tại Đại học Nam California, cho biết.
Việc thu thập dữ liệu chính xác từ những chất gây ô nhiễm mà vệ tinh thải ra khi rơi trở lại khí quyển gần như bất khả thi, do đó, nhóm nhà khoa học chỉ có thể ước tính tác động của chúng đến môi trường xung quanh. Nhờ nghiên cứu cách những kim loại phổ biến dùng trong chế tạo vệ tinh tương tác với nhau, họ ước tính rằng sự hiện diện của nhôm trong khí quyển tăng tới gần 30% chỉ riêng trong năm 2022.
Nhóm nghiên cứu cho biết, một vệ tinh 250 kg tạo ra khoảng 30 kg hạt nano oxit nhôm trong quá trình hồi quyển. Chúng sẽ mất tối đa khoảng 30 năm để trôi xuống tầng bình lưu. Tổng cộng, nếu các mạng lưới vệ tinh như Starlink tiếp tục phát triển theo kế hoạch, lượng oxit nhôm trong khí quyển có thể tăng tới 646% mỗi năm so với mức tự nhiên.
"Tác động môi trường từ quá trình vệ tinh hồi quyển hiện chưa được hiểu rõ. Khi số lượng vệ tinh hồi quyển tăng lên, việc tìm hiểu thêm những vấn đề được đề cập trong nghiên cứu mới rất quan trọng", nhóm chuyên gia viết.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng