Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam
PGS. TS Hoàng Anh Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu nêu đề xuất tại cuộc họp kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chiều 12/7.
Theo ông Sơn, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn (22 triệu tấn - theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ), đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc (44 triệu tấn). Song đến nay Việt Nam chưa có nhà máy chế biến từ tinh quặng đất hiếm thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nguyên nhân được ông chỉ ra do các doanh nghiệp được cấp mỏ chưa làm chủ được công nghệ chế biến ra sản phẩm đạt yêu cầu như đất hiếm tổng hợp có hàm lượng tối thiểu 95%, đồng thời chưa có công nghệ tách chiết ra các sản phẩm đất hiếm riêng rẽ.
Ông cho hay, công nghệ phân chia riêng rẽ oxit đất hiếm và làm sạch đến độ sạch cao, mặc dù đã có nghiên cứu từ rất sớm nhưng phần lớn mới triển khai trong phòng thí nghiệm, chưa có công nghệ nào áp dụng vào thực tế. Việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ chế biến sâu đất hiếm cũng gặp khó do đòi hỏi trình độ cao, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao.
Dẫn với đất hiếm Lai Châu, chuyên gia cho biết các công trình nghiên cứu đến nay đều dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, vấn đề về thuốc tuyển chưa giải quyết được nên chất lượng tuyển không cao, chất lượng quặng tinh đất hiếm cuối cùng không được như mong muốn. Hay như quặng đất hiếm mỏ Đông Pao có thành phần vật chất phức tạp, quặng bị phong hóa mạnh, tỉ lệ cấp hạt mịn trong quặng lớn. "Mỗi thân quặng của mỏ có đặc trưng riêng về cấu trúc và thành phần vật chất, do đó công nghệ tuyển làm giàu đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ", ông nói.
Theo PGS Sơn, quá trình chế biến quặng đất hiếm lý tưởng nhất là đạt đến sản phẩm có gia trị gia tăng cao, song tùy thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng đầu tư và có thể thực hiện theo từng giai đoạn. Hiện một số đơn vị trong và ngoài nhà nước đã nghiên cứu thành công chế biến sâu ở quy mô phòng thí nghiệm. "Để triển khai ra thực tế đòi hỏi yêu cầu gắt gao từ yếu tố công nghệ, an toàn môi trường và mức cạnh tranh phát triển kinh tế", PGS Sơn nói.
Để gỡ nút thắt, ông kiến nghị khảo sát đánh giá trữ lượng và giá trị của các thành phần nguyên tố đất hiếm trong các mỏ đã cấp phép, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ. Theo PGS Sơn, Việt Nam cần xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ bằng cách hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh về đất hiếm, tập hợp đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm và xử lý môi trường.
Ông đề xuất hình thành các nhiệm vụ theo hướng nghiên cứu phát triển được công nghệ chế biến có khả năng áp dụng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó xây dựng chương trình khoa học công nghệ trọng điểm ưu tiên hướng chế biến và ứng dụng đất hiếm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ lõi. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu đất hiếm, phân chia riêng các oxit đất hiếm độ sạch cao, công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm cho ngành công nghiệp ôtô điện, điện gió để sớm đưa vào thực tế sản xuất trong vòng 10 năm tới.
Các nhà khoa học cũng kiến nghị cơ chế, chính sách riêng để phát triển công nghiệp đất hiếm phù hợp với tiềm năng, trong đó gắn nghiên cứu, phát triển công nghệ và triển khai sản xuất, chế biến sâu. "Việt Nam cũng cần tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khai thác, chế biến sâu đất hiếm kèm theo điều khoản về chuyển giao công nghệ", ông nhấn mạnh.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng