Ấn Độ phóng cặp vệ tinh thử nghiệm ghép nối trên không gian
Vụ phóng, mang tên SpaDeX, sẽ giúp Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm công nghệ ghép nối trên không gian, một bước quan trọng cho tham vọng xây trạm vũ trụ và đưa người lên Mặt Trăng của nước này.
"Tôi vui mừng thông báo về thành công của việc phóng tên lửa Phương tiện Phóng Vệ tinh Cực (PSLV) 60 cho nhiệm vụ SpaDeX. Tên lửa đã đưa các vệ tinh vào đúng quỹ đạo", S. Somanath, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) phát biểu ngay sau vụ phóng. Ông cho biết, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, nỗ lực ghép nối đầu tiên có thể diễn ra vào ngày 7/1 năm sau.
Video: Ấn_Độ_phóng_cặp_vệ_tinh_thử_nghiệm_ghép_nối_trên_không_gian.mp4
Nhiệm vụ SpaDeX gồm hai vệ tinh Target và Chaser, hướng tới mục tiêu thử nghiệm công nghệ ghép nối tự động trên quỹ đạo. Tuy nhiên, ISRO hy vọng chúng sẽ làm được nhiều hơn.
Nhiệm vụ cũng mang theo 24 bộ thí nghiệm, bao gồm một cánh tay robot nhỏ ở tầng 4 của tên lửa PSLV 60, tách biệt với cặp vệ tinh. Các nhà khoa học hy vọng sẽ thử nghiệm cánh tay và những thiết bị khác sau khi ghép nối, đồng thời kiểm tra khả năng điều khiển vệ tinh kép và truyền điện giữa chúng.
Màn ghép nối dự kiến diễn ra khi Target và Chaser bay trên quỹ đạo Trái Đất thấp ở độ cao 470 km. Hai vệ tinh, mỗi chiếc nặng 220 kg, sẽ thử nghiệm các thao tác để tiếp cận nhau từ khoảng cách 20 km. Chaser chủ động tiến gần lại để thực hiện công đoạn ghép nối cuối cùng.
"Sau khi ghép nối và cố định thành công, quá trình truyền năng lượng giữa hai vệ tinh sẽ được thực hiện trước khi chúng tách ra để bắt đầu vận hành các bộ thiết bị mang theo với thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến là hai năm", ISRO cho biết.
Với nhiệm vụ này, Ấn Độ đang tiến tới trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có công nghệ ghép nối ngoài không gian sau Nga, Mỹ, Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới có chương trình hàng không vũ trụ với ngân sách tương đối thấp nhưng đang nhanh chóng gặt hái những thành tựu mà các cường quốc không gian từng đạt được. Ví dụ, tháng 8/2023, Ấn Độ đưa tàu hạ cánh xuống Mặt Trăng, trở thành nước thứ 4 làm được điều này sau Nga, Mỹ, Trung Quốc.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam