Cặp vệ tinh lần đầu chia tách thành công trên quỹ đạo
Mô phỏng vệ tinh MEV-1 (trái) và IS-901 (phải) chia tách. Ảnh: Northrop Grumman
Được chế tạo và vận hành bởi SpaceLogistics LLC, công ty con của Northrop Grumman, vệ tinh Mission Extension Vehicle 1 (MEV-1) tách khỏi vệ tinh liên lạc IS-901 của công ty Intelsat hôm 9/4.
MEV-1 và IS-901 đã ghép nối với nhau trên quỹ đạo địa đồng bộ (GEO) ở độ cao 36.000 km từ ngày 25/2/2020. Thời điểm đó, vệ tinh IS-901 trị giá 250 triệu USD đã ngừng hoạt động dù không gặp trục trặc nào sau 15 năm. Lý do duy nhất khiến nó phải ngừng hoạt động và chuyển sang "quỹ đạo nghĩa địa" là hết nhiên liệu để duy trì quỹ đạo và kiểm soát tư thế.
Thay vì loại bỏ một thứ còn tốt, Northrop Grumman đã phát triển MEV như một phương tiện kéo dài tuổi thọ, không chỉ đưa các vệ tinh không hoạt động trở lại làm việc mà còn có thể ghép nối với các vệ tinh vốn không được thiết kế với cơ chế ghép nối.
MEV-1 thực hiện ghép nối thành công nhờ một đầu dò đặc biệt đưa vào vòi động cơ chính của vệ tinh IS-901 và khóa chặt. Sau đó, nó đảm nhận nhiệm vụ đẩy và kiểm soát tư thế, giúp MEV-1 được tái kích hoạt và trở lại hoạt động. Dù nghe có vẻ đơn giản, quá trình này đòi hỏi một số kỹ thuật rất phức tạp.
Không chỉ ghép nối thành công, MEV-1 còn chứng minh được khả năng duy trì hoạt động cho IS-901 thêm 5 năm. Trước khi chia tách vào ngày 9/4, MEV-1 đã đẩy IS-901 xuống "quỹ đạo nghĩa địa", nơi vệ tinh này không gây nguy hiểm cho những phương tiện khác.
MEV-1 đang trên đường tiếp cận một vệ tinh khác để ghép nối. Trong khi "anh em" của nó, MEV-2, dự kiến tiếp tục ghép nối với vệ tinh Intelsat 10-02 thêm 4 năm nữa trước khi rời đi.
Những nhiệm vụ này không chỉ chứng minh công nghệ mà còn cho thấy hoạt động vũ trụ thương mại trong tương lai. Chúng mở ra một thị trường hoàn toàn mới với khả năng kéo dài tuổi thọ cho các vệ tinh vốn đã ngừng hoạt động và chỉ là rác vũ trụ.
Việc ghép nối vệ tinh có thể sẽ trở nên phổ biến hơn khi các vệ tinh mới được thiết kế để phù hợp với vệ tinh dịch vụ như MEV. Những phiên bản tiên tiến hơn của MEV sẽ không chỉ hoạt động như module đẩy mà còn có thể tiếp nhiên liệu cho vệ tinh, sửa chữa, thậm chí tháo dỡ chúng để thu hồi những thành phần có thể tái sử dụng mà không cần đưa toàn bộ vệ tinh trở lại Trái Đất.
Theo: vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam