Loài nấm thay thế phân bón
Một công trình nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Hội Vi sinh học Mỹ lần 111 tại New Orleans cho thấy: Cuộc cách mạng nông nghiệp sắp tới sẽ nổi lên những loại nấm góp phần làm tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của loài người mà không phải sử dụng một lượng phân bón lớn như hiện nay.
Trong bản báo cáo chính của Hội nghị “Vi khuẩn có thể đóng góp những gì để nuôi toàn thế giới”, tác giả là giáo sư Ian Sanders, trường Đại học Lusane, Thuỵ Sĩ nói: "Liên Hợp Quốc dự đoán rằng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng đến 9 tỷ người. Làm sao nuôi nổi bấy nhiêu nhân khẩu quả là một thách thức chưa từng có, nếu căn cứ vào tình hình sản xuất lương thực hiện nay”.
Sanders là một chuyên gia về nấm mycorrhizal, loài nấm sống cộng sinh dưới rễ cây. Khi cây được nấm đến sống nhờ, ông nhận thấy cây lớn nhanh hơn vì nấm mang đến cho cây chất dinh dưỡng thiết yếu là photphat. Photphat là nguồn lân đã góp phần làm nên Cuộc cách mạng xanh vào giữa thế kỷ 20 và đã thoả mãn được nhu cầu lương thực cho toàn thế giới hồi đó.
"Đa số các ây nhiệt đới gặp khó khăn về nhu cầu lân nên nông dân đã phải chi rất nhiều tiền để mua phân photphat. Chi phí về khoản này của ho cao hơn nhiều so với nông dân các nước ôn đới, khiến giá thành của nông sản phẩm họ làm ra giá bị tăng lên”, Sander cho hay.
Nguồn quặng photpaht thiên nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt. Nhu cầu cao thì giá càng tăng và những nước có nguồn tài nguyên này đang ghìm lại việc xuất khẩu để dành cho chính mình trong tương lai.
Trong khi đó, nhờ những thành tựu của công nghệ sinh học, các nhà nghiên cứu đã nắm vững cách nhân giống nấm mycorrhizal, biến thành những sản phẩm dạng nhũ tương hàm lượng cao, với sản lượng lớn, rất dễ dàng chuyên chở để mang đến từng gốc cây “kẻ cung cấp phot phat” cho quá trình phát triển.
Sanders và các đồng nghiệm đang kiểm tra hiệu quả những sản phẩm của mình tại bang Colombia trên những cánh đồng trồng khoai tây và thấy chúng có thể cung cấp không dưới 50% lượng photphat mà cây cần. Ông khẳng định: “Nghiên cứu tại Colombia cho thấy loại nấm này sẽ đạt hiệu quả cao đối với nhưg nước nhiệt đới”.
Theo VietNamNet
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai