Bảo tồn nghề muối “chạt”
Về Thụy Hải những ngày đầu hè, giữa nắng mới chói chang, bà Bùi Thị Đoàn, thôn Tam Đồng đã ở tuổi “xưa nay hiếm” vẫn đang cần mẫn, cặm cụi cào cát, phơi cát để chuẩn bị cho mẻ muối mới. Bà Đoàn tâm sự: Nghề làm muối theo tôi từ khi còn nhỏ nên mỗi công đoạn để cho ra hạt muối trắng ngần in sâu trong tiềm thức. Từ công đoạn múc nước biển dẫn vào khe giữa ruộng cát. Nước biển theo đó thẩm thấu vào cát. Sau khoảng nửa ngày, khi ruộng cát chuyển màu sẫm do lớp muối bám chặt, người dân bắt đầu gom cát lại, lọc cùng nước biển. Sau đó là công đoạn phơi nước chạt, thu hoạch muối... Làm muối theo phương pháp “chạt” vô cùng vất vả song sẽ giúp muối giảm vị mặn chát hơn so với muối được phơi trực tiếp từ nước biển nên được thị trường ưa chuộng. Nhưng khoảng gần 20 năm trở lại đây, khi muối miền Nam, muối nhập khẩu đưa về ồ ạt với giá rẻ chỉ bằng nửa thì diện tích làm muối dần co hẹp, nhiều người bỏ nghề. Tuổi đã cao, chẳng còn nhanh nhẹn, dẻo dai nên hai vợ chồng tôi bám trụ với 7 sào muối.
Nghề làm muối vất vả, thu nhập thấp lại canh cánh nỗi lo không có đầu ra tiêu thụ sản phẩm nên diện tích làm muối ở Thụy Hải hiện còn khoảng 4ha. Ông Tạ Duy Bình, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tổng diện tích đất làm muối của Thụy Hải là 38,8ha, tuy nhiên do nghề muối không còn bảo đảm thu nhập, hiện chỉ còn khoảng 4ha duy trì sản xuất muối; 33,36ha để hoang hóa; 1,44ha dân tự ý chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Làng nghề sản xuất muối truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm có nguy cơ mai một, thất truyền khi chỉ còn 53 hộ tham gia sản xuất.
Nếu các tỉnh từ Quảng Nam trở vào có hai mùa nắng mưa rõ rệt, nước biển có độ mặn cao nên sử dụng bức xạ mặt trời và gió để nước bốc hơi, cô đặc đến khi kết tinh thành muối thì miền Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra) do mưa nắng xen kẽ nên phải dùng cát làm môi giới. Nặng nhọc nhất, năng suất thấp nhất nhưng đó là một sự sáng tạo của người xưa và đặc biệt là cho ra sản phẩm muối “chạt”. Trên thế giới có khoảng 120 nước sản xuất muối nhưng có lẽ hiếm quốc gia nào sản xuất theo phương pháp phơi cát như miền Bắc Việt Nam và chỉ duy nhất làng nghề muối Tam Đồng gắn liền với di tích lịch sử phủ thờ Bà Chúa Muối. Do vậy, bảo tồn nghề sản xuất muối phơi cát ngoài ý nghĩa về kinh tế còn là sự bảo tồn làng nghề truyền thống, bảo tồn văn hóa truyền thống của di tích lịch sử phủ Bà Chúa Muối.
Xã Thụy Hải hiện còn 53 hộ sản xuất muối với diện tích 4ha.
Tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống của Thụy Hải, ông Bùi Sơn Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ muối biển góp ý: Sản phẩm muối ở Thái Bình được làm theo phương pháp truyền thống, thẩm thấu nước mặn qua cát nên muối giữ được nhiều vitamin và khoáng chất, có hơn 60 nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe con người, có thể dùng để chữa bệnh. Ở Thái Bình nước biển có độ mặn thấp, thời gian nắng trong năm chỉ từ 100 - 105 ngày nên nếu đẩy mạnh sản xuất muối ăn sẽ không hiệu quả. Thái Bình muốn phát triển ngành muối cần đa dạng hóa việc sản xuất muối theo các hướng muối sử dụng cho các spa, muối tắm, muối tâm linh…
Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021 - 2030 đã quy hoạch diện tích sản xuất muối của Thái Bình đến năm 2030 đạt 50ha. Để bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống của Thụy Hải gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh đồng thời xây dựng các khu dịch vụ nghỉ dưỡng nhằm phát triển nghề muối theo hướng hiệu quả, bền vững, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối Thụy Hải gắn với du lịch giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, đề án xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất ngành muối, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu, đưa muối vào chương trình mỗi xã một sản phẩm… Hy vọng bài toán về nghề muối “chạt” truyền thống của Tam Đồng sẽ được hóa giải với một đáp án khoa học, chuẩn xác nhất.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp 08.11.2024 | 19:23 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật