Số người phải rời bỏ nhà cửa vì thiên tai và xung đột cao nhất trong 10 năm qua
Nhiều người đi sơ tán do lũ lụt ở Yemen đã từng phải di dời ít nhất một lần bởi cuộc nội chiến ở nước này. (Ảnh: Sky News)
Năm 2020, số người phải rời bỏ nhà cửa do tình trạng xung đột bạo lực dai dẳng ở các quốc gia như Ethiopia, Syria và Cộng hòa Dân chủ Congo là 9,8 triệu người. Tuy nhiên, số người dân phải phải di dời do thiên tai đã vượt xa con số đó, ở mức 30,7 triệu người.
Theo phân tích mới nhất từ Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa thuộc Hội đồng Người tị nạn Na Uy (IDMC), các yếu tố trên kết hợp với nhau đã đưa tổng số lượng người phải di dời trong năm 2020 lên tới 40,5 triệu người, mức cao nhất trong 10 năm qua.
Các thảm họa liên quan đến thời tiết như bão và lũ lụt là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ 98% tổng số người dân phải di dời, trong khi các sự kiện địa vật lý như động đất và núi lửa chiếm 2% số lượng còn lại.
Bản đồ dịch chuyển toàn cầu vào năm 2020 (màu cam đại diện cho di dời vì xung đột và bạo lực, màu xanh lam vì thảm họa thiên nhiên). (Ảnh: Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa)
Các trận lốc xoáy dữ dội ở châu Mỹ, Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương và mùa mưa kéo dài trên khắp Trung Đông và châu Phi cận Sahara đã khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ. Chỉ riêng cơn bão Amphan đã khiến khoảng 5 triệu người phải sơ tán trên khắp Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ và Myanmar, và mùa bão Đại Tây Dương là mùa bão lớn nhất được ghi nhận.
Biến đổi khí hậu đã khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn, dự kiến sẽ làm tăng lượng người dân phải dịch chuyển trong tương lai.
Đây là số người lần đầu phải sơ tán trong nước cao nhất trong 10 năm, đưa tổng số người phải sơ tán lánh nạn ngay trong đất nước của họ trên toàn thế giới lên mức cao kỷ lục, lên tới 55 triệu người.
Giám đốc IDMC, bà Alexandra Bilak, cho biết, các cuộc khủng hoảng di dời phát sinh từ "nhiều yếu tố có liên quan với nhau, bao gồm biến đổi khí hậu và môi trường, xung đột kéo dài và bất ổn chính trị". Bà Alexandra Bilak nói: "Trong một thế giới mong manh hơn bởi đại dịch COVID-19, ý chí chính trị bền vững và đầu tư vào những giải pháp do các nước thực hiện sẽ quan trọng hơn bao giờ hết".
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia