Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
Người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đón tiếp và hướng dẫn chu đáo.
Hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn gần 25% dân số chưa tham gia BHYT. Lý do thì có nhiều song chủ yếu là vì chưa được tuyên truyền, vận động tích cực nên chưa thực sự hiểu tính ưu việt của BHYT, vì vậy còn thờ ơ chưa tham gia. Có người hiểu rõ lợi ích của việc tham gia BHYT, muốn mua BHYT cho bản thân và cả gia đình, song vì điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên phải dành tiền làm việc khác. Có những gia đình đông người song tính toán chỉ tham gia BHYT cho người ốm yếu hay phải đi bệnh viện nhất, còn những người khỏe mạnh, đang trong độ tuổi "sức dài vai rộng" thì chủ quan không tham gia BHYT để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt có người tuy đã tham gia BHYT liên tục được vài năm song chưa cần dùng đến thẻ BHYT bởi chưa bị ốm đau hay rủi ro tai nạn phải đi bệnh viện bao giờ, vì vậy cảm thấy phí tiền nên ngừng không tham gia BHYT nữa… Tuy nhiên, thực tế trong số những người không tham gia BHYT có nhiều người chẳng may ốm đau, tai nạn phải đi bệnh viện với chi phí tốn kém hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Lúc này nhìn những người bệnh có thẻ ung dung vì kinh phí khám chữa bệnh đã có quỹ BHYT chi trả theo mức hưởng, trong khi bản thân và gia đình mình thì đang phải lao đao, chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền chữa bệnh mới thấy sai lầm và tiếc khi không tham gia BHYT để được hưởng lợi.
Ở tuổi 30, chị Bùi Thị T. (xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ) chưa bao giờ nghĩ mình phải vào viện. Trước đây, nhiều lần chị cũng có ý định tham gia BHYT nhưng vì điều kiện gia đình còn khó khăn, lại nghĩ mình đang khỏe mạnh thế này, nếu ốm, chắc cũng chỉ qua loa. Vậy nên chị đã không tham gia BHYT. Đến cuối tháng 4/2016, chị thấy đau bụng dưới, đi khám 4 lần nhưng bệnh viện chưa chẩn đoán chính xác được bệnh nên điều trị không khỏi. Ngày 10/5/2016, chị đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và phải nhập viện. Sau 10 ngày điều trị chị đã khỏi bệnh, song số tiền chị phải thanh toán khi xuất viện là 7.500.000 đồng, chưa kể tiền thuốc phải mua ngoài. Vậy là chỉ riêng tiền khám chữa bệnh trong đợt này đã tiêu tốn hơn chục triệu đồng. Nếu có BHYT, chỉ riêng số tiền chị được hưởng khi điều trị tại Bệnh viện Phụ sản, mức hưởng đối với người tham gia BHYT hộ gia đình là 80% chi phí khám chữa bệnh, tương đương 7.500.000 x 80% = 6.000.000 đồng đã đủ để chị tham gia BHYT trong thời gian gần 10 năm. Trong 10 năm ấy, chị sẽ yên tâm bởi có thể đi khám bệnh bất cứ khi nào khi phát hiện cơ thể có những thay đổi bất thường. Nếu chẳng may mắc bệnh phải nhập viện điều trị thì số tiền phải chi trả sẽ giảm đi rất nhiều. Chị T. cho biết: Từ bây giờ, không chỉ riêng tôi mà cả chồng, con tôi sẽ tham gia BHYT liên tục, đồng thời sẽ vận động bố mẹ và những người xung quanh cùng tham gia BHYT để được hưởng lợi khi chẳng may mắc bệnh. Tương tự như hoàn cảnh của chị T., anh Vũ Văn P. (xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư) cũng đang trong độ tuổi sung sức (22 tuổi) nhưng không may bị tai nạn xe máy dẫn đến chấn thương sọ não. Sau hơn 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng không có BHYT, gia đình đã phải thanh toán số tiền 10.500.000 đồng. Cùng buồng điều trị với anh P. còn có ông Nguyễn Quang H. 63 tuổi (xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ), mặc dù đã tham gia BHYT liên tục vài năm nay nhưng do không ốm đau, ông đã không chú ý gia hạn BHYT kịp thời. Tai nạn bất ngờ khiến ông bị nứt xương sọ, phải nằm viện điều trị 11 ngày và phải chi trả hơn 10.000.000 đồng cho đợt điều trị này. Tham gia BHYT không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân khi chẳng may ốm đau, tai nạn rủi ro, mà còn mang ý nghĩa nhân đạo và có tính nhân văn, chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Điển hình là trường hợp của ông Vũ Văn Thắng (xã Minh Quang, huyện Vũ Thư). Ông chẳng may bị tai nạn bất ngờ và bị chấn thương sọ não, phải nằm viện cấp cứu. Mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng ông và gia đình yên tâm không phải lo vay mượn để trang trải viện phí, vì ông đã có BHYT hộ nghèo với mức hưởng là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Vì rủi ro, bất hạnh có thể xảy ra bất ngờ đối với bất cứ ai, mỗi người đừng để đến khi "mất bò mới lo làm chuồng". Hãy chủ động tham gia BHYT để phòng lúc ốm đau, bệnh tật, đồng thời người khỏe tham gia BHYT còn là để chia sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cộng đồng.
Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam