Google Earth tiết lộ hình vẽ trên mặt đất lớn nhất thế giới
Trước đây, hình vẽ hay họa tiết trên mặt đất (geoglyph), gồm những đường nét được hình thành từ đất đá hoặc các vật trên mặt đất, chưa được tìm thấy ở Ấn Độ. Các geoglyph chỉ được biết đến ở những sa mạc khác ở Peru và ở Kazakhstan.
Geoglyph trên sa mạc ở Ấn Độ bao gồm một số hình xoắn ốc và một đường dài ngoằn ngoèo lặp đi lặp lại. Hình vẽ bao phủ diện tích 51 mẫu Anh (khoảng 20,8 ha), trải dài khoảng 48km của khu vực khô cằn gần biên giới với Pakistan.
Không rõ lý do tại sao các đường nét này được tạo ra, mặc dù chúng nằm gần một số tháp đá hoặc những viên đá xếp chồng lên nhau và bia đá tưởng niệm, sau này được chạm khắc với hình ảnh của các vị thần Hindu Krishna và Ganesha.
Geoglyph ở Ấn Độ. (Ảnh: Viện Nghiên cứu khảo cổ học châu Á)
Các nhà nghiên cứu độc lập người Pháp Carlo Oetheimer và Yohann Oetheimer đăng trên tạp chí Khảo cổ học ở châu Á cho số tháng 9 sắp tới, các đường nét có thể mang một ý nghĩa tôn giáo hoặc nghi lễ nào đó. Bức tranh tổng thể không thể nhìn thấy từ mặt đất vì địa hình ở đây bằng phẳng, không có vị trí nào cao hẳn lên ở gần đó. Do đó, chỉ bằng cách dò tìm khu vực trên Google Earth mới có thể phát hiện ra geoglyph này.
Các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên phát hiện ra các đường nét này trên Google Earth vào năm 2014 trong khi thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến về khu vực này.
Phần lớn nhất trong số geoglyph của Ấn Độ là một hình xoắn ốc khổng lồ. (Ảnh: Viện Nghiên cứu khảo cổ học châu Á)
Ông Oetheimer cho biết: "Các đường nét tọa lạc ở làng Boha nổi bật về kích thước lớn, hình dạng của chúng rất đa dạng (một hình xoắn ốc khổng lồ, đường nét boustrophedon (phong cách viết trong đó các dòng chữ viết xen kẽ được đảo ngược, với các chữ cái bị đảo ngược - PV) và một hình xoắn ốc nhỏ, hình trứng".
Các đường nét khá tinh tế trên mặt đất. Chúng được đào vào đất sa mạc, sâu khoảng 10 cm và rộng từ 20 cm đến 50 cm. Mặc dù các nhà nghiên cứu không rõ các đường được tạo ra như thế nào, nhưng chúng có thể được hình thành từ một cái cày do động vật kéo, lạc đà chẳng hạn.
Các phần của hình xoắn ốc khổng lồ ở làng Boha. (Ảnh: Viện Nghiên cứu khảo cổ học châu Á)
Dựa trên thời tiết và sự phát triển thưa thớt của thảm thực vật trong và xung quanh các đường này, nhóm nghiên cứu ước tính rằng, các hình vẽ có niên đại khoảng 150 năm, hoặc có thể là 200 năm. Khu vực này không được sử dụng cho mục đích trồng trọt do không có nước để tưới ở gần đó. Khu đất hiện được sử dụng để chăn thả dê và cừu.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, bức tranh trên mặt đất này cần được bảo vệ. Chúng đã bị hư hại phần nào do các phương tiện giao thông đi qua kể từ khi các bức ảnh vệ tinh được chụp vào năm 2014.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương