4 lời khuyên để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đầy rủi ro
Theo kết quả đo lường từ xa của Kaspersky, trong nửa đầu năm 2020, cùng với sự gia tăng của các hoạt động giáo dục và truyền thông trực tuyến trong đại dịch, gần 40% trẻ em Việt Nam sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến như mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin; 38% truy cập nhiều phần mềm, bài hát và video trực tuyến.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và thiết thực, môi trường mạng ngày nay tiềm ẩn nhiều cạm bẫy và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Một nghiên cứu khác từ Kaspersky cho thấy, ngày càng có nhiều người lợi dụng tính ẩn danh của thế giới kỹ thuật số. Tính năng ẩn danh đang được sử dụng nhiều nhất ở Đông Nam Á với 35% người dùng, kế đó là Nam Á với 28% và Úc với 20%. Trong số này, mạng xã hội có nhiều người dùng ẩn danh nhất là Facebook (chiếm 70%).
"Ẩn danh trực tuyến cho phép các cá nhân tự do theo đuổi sở thích của họ và thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, việc ẩn danh cũng khiến kẻ xấu dễ dàng thực hiện các hành vi thao túng, quấy rối, uy hiếp trên không gian mạng. Và trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tấn công nhất", Kaspersky cảnh báo.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức về an toàn mạng cũng như kỹ năng sử dụng Internet hiệu quả cho phụ huynh và học sinh, chương trình “Học sinh với An toàn thông tin 2022” đã được đồng tổ chức bởi Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), AIS, Cục Trẻ em (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Vụ Công tác học sinh sinh viên (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Chương trình này có một cuộc thi cùng chủ đề đã thu hút gần 600.000 học sinh đến từ 6.000 trường THCS trên cả nước tham gia. Nhờ những ý nghĩa thiết thực, chương trình này được coi là liều “Vắc xin số” để trẻ em tự bảo vệ mình và phát triển an toàn, lành mạnh trong không gian kỹ thuật số.
Hội thảo "Học sinh với an toàn thông tin".
Trong một hội thảo của chương trình, chuyên gia Kaspersky đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích với phụ huynh và nhà trường xoay quanh chủ đề bảo vệ trẻ em khi trực tuyến. Ông Ngô Tấn Vũ Khanh - Giám đốc Kaspersky Việt Nam đánh giá, thực tế ngày nay, trẻ em khi sinh ra đã cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh, và các bậc cha mẹ ngày nay đang nuôi dạy con cái trong một thế giới rất khác so với thời cha mẹ của họ.
"Thế giới trực tuyến có đầy những bài học, thông tin và niềm vui. Nếu được sử dụng đúng cách, nó có thể mang lại những lợi ích to lớn cho trẻ em. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần nhận thức rõ về tác hại có thể xảy đến với trẻ em và thanh thiếu niên khi các em bị cuốn vào thế giới mạng phức tạp mà không có sự tư vấn, hướng dẫn và giám sát phù hợp", ông Khanh cảnh báo.
Một vài biện pháp nuôi dạy con trẻ hiệu quả và an toàn trong thế giới kỹ thuật số:
- Đồng hành với con cái với tinh thần cởi mở và hiểu biết, thay vì cấm đoán. Trò chuyện có trách nhiệm với con về những lợi ích và rủi ro khi tham gia không gian mạng để con tự do thử nghiệm trong phạm vi cho phép và rút ra bài học cho riêng mình.
- Thảo luận với con về thời gian dành cho mạng xã hội để cân bằng các hoạt động thể chất khác. Hãy là một tấm gương tốt. Thực hành những gì bạn rao giảng để con bạn tin tưởng và hiểu rằng bạn chỉ muốn bảo vệ chúng.
- Tìm hiểu về các bài đăng trên mạng xã hội của con và những người bạn mà chúng giao tiếp và ngăn chúng truy cập các trang web không an toàn bằng cách hạn chế một danh mục cụ thể. Đây có thể coi là một công cụ đắc lực trong việc hướng dẫn và đồng hành cùng trẻ khám phá thế giới trực tuyến một cách an toàn và hiệu quả.
- Chọn một giải pháp và công cụ bảo mật toàn diện để giúp bảo vệ trẻ em khỏi các mối đe dọa trên mạng. Điển hình, với giải pháp Kaspersky Safe Kids, phụ huynh có thể quản lý thời gian truy cập, cũng như giám sát các hoạt động trực tuyến của con em mình khi sử dụng máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Ngoài ra, tính năng Tìm kiếm an toàn trên YouTube sẽ giúp hạn chế các kết quả tìm kiếm không phù hợp với lứa tuổi như nội dung liên quan đến ma túy, nội dung người lớn.
Theo 24h.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026