Chủ nhật, 24/11/2024, 11:11[GMT+7]

Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an Thái Bình) Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Luật PCCC

Thứ 6, 06/05/2011 | 08:19:56
5,480 lượt xem
Năm 2001, sau khi Luật PCCC có hiệu lực, với vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Thái Bình đã chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp, các ngành ban hành các văn bản, chỉ đạo triển khai và hướng dẫn thi hành Luật PCCC; tổ chức phổ biến quán triệt nội dung Luật PCCC cho đội ngũ cán bộ cốt cán các ngành, địa phương trong tỉnh.

Diễn tập Phòng cháy chữa cháy tại KCN Tiền Hải

Với quan điểm “mọi hoạt động PCCC trước hết phải thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ”, các cấp, ngành, cơ quan đơn vị đã chú trọng xây dựng phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC. Trong 10 năm qua, đã xây dựng mới hàng trăm đội PCCC cơ sở với hàng nghìn đội viên. Lực lượng này đã phát hiện và dập tắt kịp thời nhiều vụ cháy từ khi mới hình thành.

Cùng với đó, hệ thống thông tin liên lạc qua số máy 114 được phát huy để kịp thời ứng cứu khi có cháy xảy ra. Phương tiện chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp được trang bị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng xử lý những vụ cháy lớn. Chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát PCCC được nâng cao. PCCC ngày càng trở thành công tác của toàn dân, góp phần quan trọng trong giữ gìn ANTT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Để thực hiện tốt công tác PCCC, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức các đợt kiểm tra an toàn PCCC, phát hiện, khắc phục kịp thời các cơ sở thiếu sót về PCCC có nguy cơ dẫn đến cháy nổ, tập trung đi sâu kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở, việc bố trí mặt bằng, hạng mục công trình liên quan đến khoảng cách, các điều kiện an toàn đối với hệ thống điện, chống sét, đảm bảo các biện pháp ngăn chặn cháy. Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh đã thực hiện thường xuyên, kịp thời nhắc nhở những sai phạm về công tác PCCC và đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp với thực tế đặt ra.

Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, nơi có nhiều đầu mối, nguy cơ, tiềm ẩn về cháy nổ, lãnh đạo các đơn vị đã quan tâm, chú trọng đến công tác PCCC, từng bước đưa công tác PCCC đi vào chiều sâu, có hiệu quả.

Với những nỗ lực trên, công tác PCCC đã và đang được từng bước xã hội hóa. Nhiều ngành, địa phương đã chủ động bố trí kinh phí cho công tác này, mua sắm trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy, thực hiện nghiêm quy định an toàn PCCC tại nơi làm việc, nơi sinh sống; tham gia tích cực vào các hoạt động PCCC, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong công tác PCCC; tích cực tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy"; "Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ"; đẩy mạnh phong trào xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về PCCC; phong trào củng cố, xây dựng lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở... Nhờ đó đã làm chuyển biến cơ bản nhận thức của các cấp, các ngành trong công tác PCCC.

Qua 10 năm thực hiện Luật PCCC gắn với công tác xây dựng, củng cố phát triển các đơn vị tiên tiến về PCCC trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, tăng cả về số lượng, chất lượng. Hoạt động của các cơ sở đi vào chiều sâu, thực sự là hạt nhân tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC. Trong đó, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc như Công ty Xăng dầu, Bưu điện tỉnh, công ty cổ phần tập đoàn Hương Sen...

Bài, ảnh: Nguyễn Tùng

  • Từ khóa