Giữ cho nghề báo thanh cao
Với sứ mệnh lịch sử của mình, bên cạnh là cầu nối ý Đảng - lòng dân, báo chí cũng là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù, đấu tranh với mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ”. Thực tiễn, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, báo chí đã phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân. Công chúng thấy rõ, báo chí luôn đi tiên phong trong việc phát hiện và thúc đẩy các nhân tố mới, đồng thời tham gia phản biện, đưa ra ánh sáng các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, đẩy lùi cái xấu trong xã hội, góp một phần công sức không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước.
Bởi báo chí được xã hội tôn vinh nên cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh” sử dụng sức mạnh của báo chí để tư lợi, nhũng nhiễu, tiêu cực. Rồi trong cuộc chạy đua thông tin, có những nhà báo bất tuân nghiệp vụ, đưa tin cẩu thả, sai bản chất sự việc, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân và hoạt động sai tôn chỉ mục đích. Những tin, bài đó khi được đăng tải, xuất bản chẳng những không mang lại giá trị lợi ích mà còn gây thiệt hại cho cộng đồng, xã hội và khiến người dân hoang mang, mất niềm tin vào báo chí. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã chấn chỉnh, xử lý một số cơ quan báo chí, nhà báo có sai phạm đã kịp thời góp phần làm cho hoạt động báo chí lành mạnh, lấy lại uy tín cho người làm báo.
Song, để củng cố niềm tin của Đảng, Nhà nước và để nhân dân yêu mến, giữ cho nghề báo được thanh cao, trước hết mỗi nhà báo phải tự trau dồi, rèn luyện toàn diện, nhất là về đạo đức. Bác Hồ của chúng ta luôn xem đạo đức là cái gốc của con người. Với cán bộ báo chí, Người nhấn mạnh: “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Người cũng nhắc các nhà báo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, phải có đạo đức tốt đẹp và trong sáng. Vì vậy, đã là nhà báo cách mạng thì chúng ta phải giữ cho tâm sáng, lòng trong, khách quan, trung thực, thực hiện tốt Luật Báo chí và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Chỉ có đạo đức cách mạng nhà báo mới không bị sa ngã, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đánh mất mình trước những cám dỗ tiền bạc, danh vọng và bị các thế lực thù địch lợi dụng. Nhà báo cũng từ nhân dân mà ra và Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người làm báo từ trung ương đến địa phương đều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân”, đó chính là đạo đức căn cốt, nằm lòng của nhà báo.
Phóng viên Báo Thái Bình tác nghiệp tại cơ sở.
Trong bối cảnh báo chí hiện đại có nhiều thay đổi cả về hạ tầng, phương pháp, cách thức, hình thức truyền thông, sự cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt, để giữ được vai trò định hướng dư luận của báo chí, mỗi nhà báo không được tự hài lòng mà phải thường xuyên học tập, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, vững vàng nghiệp vụ. Nhà báo cũng phải tự đổi mới mình để mỗi tác phẩm báo chí thực sự là một món ăn tinh thần thú vị, hấp dẫn công chúng và đưa họ ra khỏi “khu rừng hoang” thông tin của mạng xã hội.
Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại giúp cho nhà báo có điều kiện thuận lợi để nắm bắt, khai thác thông tin và thực hiện tác phẩm báo chí. Song, không vì thế nhà báo lạm dụng công nghệ, phụ thuộc vào mạng xã hội để làm báo, bởi rất dễ rơi vào tình trạng phản ánh thông tin không có cảm xúc, sai sự thật, không đúng bản chất, tiếp tay cho các thế lực thù địch. Thông tin trên báo chí phải mang hơi thở của cuộc sống cho nên nhà báo cũng phải có mặt ở đầu nguồn thông tin và sống cùng hơi thở của sự việc, sự kiện đó.
Chúng ta còn nhớ, trong thư gửi lớp viết báo đầu tiên Huỳnh Thúc Kháng, Bác Hồ nói rằng, muốn viết báo thì “Thứ nhất, cần phải gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực...”. Và Người cũng dạy, các nhà báo trước khi viết phải trả lời các câu hỏi “Vì ai mình viết? Viết cho ai? Viết để làm gì?”. Mỗi nhà báo đều tự hỏi rồi tự trả lời những câu hỏi ấy trước khi viết báo, đó chính là nhà báo cách mạng, là góp phần làm cho nền báo chí cách mạng có sức chiến đấu mạnh mẽ hơn, được xã hội trân trọng hơn và giữ cho nghề báo thật sự thanh cao.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương