Thụy Hải: Bảo đảm an toàn cho người dân và tàu thuyền trong mùa mưa bão
Với đặc thù là xã ven biển nên Thụy Hải có số lượng lớn người dân làm nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản, thường xuyên sinh sống và lao động trên biển. Toàn xã có 181 hộ với 324 lao động đang nuôi trồng thủy sản ngoài đê biển trên tổng diện tích hơn 110ha; có 58 tàu thuyền với 139 lao động làm nghề khai thác thủy sản; 6 hộ dân với 18 nhân khẩu đang ở nhà dột nát trong khu vực đê biển. Ngoài ra xã còn có một lực lượng lao động thường xuyên khai thác thủy sản và nuôi ngao tại các bãi triều ven biển ở các xã lân cận. Đây đều là những hộ dân, người lao động và phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm buộc phải sơ tán, di chuyển vào nơi an toàn trước khi thiên tai xảy ra.
Để sẵn sàng phương án di dân khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, phối hợp với các cụm phòng, chống thiên tai của huyện tổ chức di dời người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, các hộ sinh sống ven đê biển, chủ tàu thuyền, thực hiện di chuyển, sơ tán vào khu vực an toàn trước khi thiên tai xảy ra.
Ông Phạm Văn Hải, hộ nuôi trồng thủy sản ở khu vực ngoài đê biển, thôn Tam Đồng cho biết: Những năm gần đây, ở địa phương xuất hiện nhiều cơn bão mạnh nên việc ở lại khu vực ao đầm ngoài đê biển khi có bão vào là rất nguy hiểm. Vì thế, trước mỗi cơn bão xuất hiện, tôi cũng như nhiều hộ nuôi trồng thủy sản khác trong xã luôn chủ động chằng chống chòi canh, gia cố bờ đầm, chuẩn bị lưới vây để căng chắn khi nước dâng lên tràn bờ nhằm tránh thất thoát thủy sản. Đặc biệt, tôi luôn thực hiện nghiêm lệnh sơ tán, di chuyển vào khu vực an toàn khi địa phương có thông báo nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho chính mình.
Cùng với việc chú trọng thực hiện tốt công tác di dân, xã Thụy Hải còn tích cực phối hợp với lực lượng biên phòng đóng trên địa bàn, tổ tự quản tàu thuyền thực hiện tốt công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Trong đó, yêu cầu các chủ tàu thuyền thực hiện nghiêm các công điện cấm biển của cấp có thẩm quyền, kịp thời ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi, lao động không ra vùng sản xuất ngoài đê khi có thiên tai xảy ra; hướng dẫn tàu thuyền ra vào nơi tránh trú, neo đậu an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
Theo ông Tạ Duy Bình, Chủ tịch UBND xã: Trước mùa mưa bão năm nay, xã đã tổ chức rà soát, thống kê số lượng tàu thuyền, số hộ, số lao động khai thác và nuôi trồng thủy sản ngoài đê biển một cách chính xác; phối hợp với lực lượng biên phòng đóng trên địa bàn kiểm tra chặt chẽ các trang thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh và các thiết bị bảo đảm an toàn trên tàu thuyền theo quy định. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra, xã phối hợp với lực lượng biên phòng nắm chắc số lượng tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trên biển và hộ nuôi trồng thủy sản ngoài đê biển để hướng dẫn di chuyển vào khu vực an toàn. Ngoài ra, xã thành lập các chốt chặn tại các lối ra vào khu nuôi trồng thủy sản ngoài đê biển để kiểm soát không cho người dân ra ngoài khu nuôi trồng khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Đối với các trường hợp không chấp hành sơ tán, xã sẽ tiến hành cưỡng chế, yêu cầu phải di chuyển vào khu vực an toàn.
Để chủ động phòng, chống thiên tai năm 2022, bên cạnh sẵn sàng cho phương án di dân, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn, xã Thụy Hải còn quan tâm, chú trọng công tác củng cố cơ sở vật chất và bảo vệ hệ thống đê, kè, cống, bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão. Địa phương đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo chỉ tiêu huyện giao. Với sự chủ động của chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân, mục tiêu của địa phương là hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong mùa mưa bão.
Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê 12.09.2024 | 18:21 PM
- Tăng cường công tác tuần tra, canh gác và xử lý sự cố trên tuyến đê quốc gia 12.09.2024 | 10:20 AM
- Công điện khẩn số 14 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 10.09.2024 | 08:12 AM
- Công điện khẩn số 11/CĐ-PCTT ngày 5/9/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thái Bình điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 05.09.2024 | 19:05 PM
- Công điện khẩn số 03/CĐ-PCTT, hồi 7 giờ 00' ngày 20/7/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 21.07.2024 | 07:47 AM
- Công điện khẩn số 01/CĐ-PCTT, hồi 17 giờ 00' ngày 31/5/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 31.05.2024 | 22:38 PM
- Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 1) 17.07.2023 | 20:11 PM
- Tin dự báo mưa lớn khu vực tỉnh Thái Bình 14.06.2023 | 10:23 AM
- Tin dự báo nắng nóng khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc, Trung Trung Bộ 03.04.2023 | 14:37 PM
- Dự báo bão năm 2023: Chuyên gia thời tiết nói gì? 23.01.2023 | 12:22 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật