Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và các chỉ đạo ứng phó
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 22/10 áp thấp nhiệt đới ở ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông.
Hồi 07 giờ ngày 23/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.
Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 24 đến 48 giờ tới):áp thấp nhiệt đới có xu hướng suy yếu dần.
Thời điểm dự báo | Hướng, tốc độ | Vị trí | Cường độ | Vùng nguy hiểm | Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng) |
07h/24/10 | Tây Tây Nam, 20 km/h | 18,5N-113,6E; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270km về phía Bắc Đông Bắc | < cấp 6 (suy yếu thành vùng áp thấp) | 17,5-21,5N; phía Đông kinh tuyến 113,0E | Cấp 3: khu vực Bắc Biển Đông |
Dự báo tác động của áp thấp nhiệt đới:Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Biển động. Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 2,0-4,0m.
CÔNG ĐIỆN SỐ 36/CĐ-QG CHỈ ĐẠO CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Thứ hai, tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản tại khu nuôi trồng thủy, hải sản.
Thứ ba, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Thứ tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Thứ năm, Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Thứ sáu, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến ATNĐ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.
Thứ bẩy, Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Hai kịch bản diễn biến của áp thấp nhiệt đới khi vào Biển Đông
Ngày 21/10, nhận định về áp thấp nhiệt đới, Phó Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Nguyễn Hữu Thành cho biết, dự báo khoảng sáng và trưa 22/10, áp thấp nhiệt đới đi vào khu vực phía Đông của Bắc Biển Đông; áp thấp nhiệt đới này khi vượt qua khu vực phía Bắc của đảo Luzon (Philippines), do đi qua vùng biển thoáng, không bị ảnh hưởng của ma sát địa hình, nên áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh hơn khi vào Biển Đông.
"Hiện nay khối không khí lạnh vẫn bao trùm khu vực Biển Đông, nên ít có khả năng áp thấp nhiệt đới phát triển thành cơn bão mạnh (trên cấp 10) trong những ngày tới", ông Thành lưu ý.
Ông Nguyễn Hữu Thành nhấn mạnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt có khả năng xảy ra 2 kịch bản:
Kịch bản 1 (với xác suất xảy ra khoảng 60-70%):Xảy ra trong trường hợp áp thấp nhiệt đới tương tác với không khí lạnh, cường độ mạnh nhất sẽ đạt cấp 7 khi vào biển Đông. Sau khi di chuyển đến khu vực Hoàng Sa áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp.
Trước mắt cần lưu ý từ đêm 21/10, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh lên cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.
Kịch bản 2 (xác suất xảy ra khoảng 30-40%):Khi áp thấp nhiệt đới di chuyển vào biển Đông, tương tác với không khí lạnh, mạnh lên thành bão (cường độ mạnh nhất lên cấp 8-9). Sau đó duy trì cấp bão khoảng 1-2 ngày rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực huyện đảo Hoàng Sa, sau đó tiếp tục suy yếu khi di chuyển vào sát bờ biển miền Trung.
CÔNG ĐIỆN CỦA BỘ CÔNG AN CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
Ngày 22/10/2022, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 20/CĐ-V01 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy ƯPT) các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Ban Chỉ huy ƯPT Công an các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Với yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Ban Chỉ huy ƯPT Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, căn cứ thực tế tình hình áp thấp nhiệt đới, các đơn vị cần thực hiện nghiêm Công điện số 35/CĐ-QG ngày 15/10/2022 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Thứ hai, ẵn sàng các điều kiện, lực lượng, phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, kiểm soát, điều tiết, phân luồng giao thông, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ địa phương di dời, sơ tán dân khi có yêu cầu.
Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai trong cơ quan, đơn vị Công an; bảo đảm an toàn các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân.
Thứ ba, các đơn vị làm tốt công tác truyền thông, phối hợp với lực lượng tại hiện trường kịp thời thông tin về hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai.
Tổ chức tốt công tác trực ban, trực chỉ huy, bảo đảm lực lượng, phương tiện sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống thiên tai.
Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về Văn phòng Bộ (SĐT: 069.2341042, 0913.555.323; Fax: 069.2341044).
Công điện số 35/CD-QG: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới
Theo TTXVN, ngày 21/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 35/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí.
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản tại khu nuôi trồng thủy, hải sản.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến áp thấp nhiệt đới và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.
Các đơn vị nêu trên tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Theo Chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê 12.09.2024 | 18:21 PM
- Tăng cường công tác tuần tra, canh gác và xử lý sự cố trên tuyến đê quốc gia 12.09.2024 | 10:20 AM
- Công điện khẩn số 14 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 10.09.2024 | 08:12 AM
- Công điện khẩn số 11/CĐ-PCTT ngày 5/9/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thái Bình điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành 05.09.2024 | 19:05 PM
- Công điện khẩn số 03/CĐ-PCTT, hồi 7 giờ 00' ngày 20/7/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 21.07.2024 | 07:47 AM
- Công điện khẩn số 01/CĐ-PCTT, hồi 17 giờ 00' ngày 31/5/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình 31.05.2024 | 22:38 PM
- Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 1) 17.07.2023 | 20:11 PM
- Tin dự báo mưa lớn khu vực tỉnh Thái Bình 14.06.2023 | 10:23 AM
- Tin dự báo nắng nóng khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc, Trung Trung Bộ 03.04.2023 | 14:37 PM
- Dự báo bão năm 2023: Chuyên gia thời tiết nói gì? 23.01.2023 | 12:22 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất