Tìm hiểu về bệnh trĩ và táo bón
Bệnh trĩ và táo bón giống như hình với bóng
Táo bón lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh trĩ, và bệnh trĩ lại làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn; y học gọi đó là hiện tượng của vòng xoắn bệnh lý.
Táo bón đè nén vào trực tràng lâu ngày gây ra trĩ
Khi bị táo bón, phân bệnh nhân sẽ cứng, khô và đè nén trực tiếp lên trực tràng, từ đó khiến tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng chịu áp lực lớn hơn và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt, các tĩnh mạch ở trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.
Bệnh nhân táo bón, khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức rặn hơn người bình thường, do đó áp suất trong bụng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng. Phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên các búi trĩ.
Bệnh trĩ càng làm tăng tình trạng táo bón
Trĩ có thể gây ra đau đớn khi đi vệ sinh, do vậy người bệnh sẽ sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Vì thế, phân lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó góp phần gây nên bệnh táo bón hoặc khiến bệnh trở nặng hơn.
Khi bị trĩ, một trong những phương pháp điều trị là phẫu thuật. Nếu khi phẫu thuật mà cắt, cửa hậu môn bị co hẹp tạo nên một sẹo cứng không thể mở rộng ra được. Hậu môn bị hẹp lại khiến cho phân rất khó lọt qua cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
Cách phòng và chữa táo bón
Theo đông y, táo bón là chứng bệnh thuộc về nhiệt (nóng); theo nguyên tắc thì dùng thuốc mát, hàn (lạnh) mà chữa bệnh nhiệt (nóng).
Chữa táo bón về cơ bản là điều chỉnh chế độ ăn uống.
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, vậy nên tùy vào từng nguyên nhân cụ thể để chữa trị, tuy nhiên dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cái gốc vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế tối đa các đồ ăn uống có tính nóng, tính nhiệt và tăng cường dùng các đồ ăn uống có tính mát, tính hàn. Thực chất là để cân bằng âm với dương, hàn với nhiệt, nóng với lạnh, đưa cơ thể về bình hòa.
* Bảy thực phẩm rẻ tiền, dễ dùng, dễ kiếm để phòng và chữa táo bón:
- Đậu bắp: loại này dùng lành và tốt nhất, có thể luộc, nướng, nấu canh...
- Rau và củ khoai lang: rau lang ăn rất mát và nhuận tràng, tuy nhiên chọn nguồn gốc rau sạch, nếu không sạch rất dễ bị sôi bụng. Những người táo bón nên ăn củ khoai lang luộc hàng ngày thay như ăn hoa quả tráng miệng.
- Rau mồng tơi: tính mát, nhớt trơn, ăn canh rau hàng ngày theo mùa.
- Rau đay: tính mát lạnh, bổ và chất nhớt của rau đay giúp nhuận tràng tốt.
- Lá bồ công anh: tính mát, thanh nhiệt giải độc, tăng cường chất xơ.
- Lá diếp cá: tính mát, vị cay trị táo bón và trĩ rất tốt. Xay sinh tố cùng với bồ công anh, vắt lấy nước, thêm chút đường, uống ngày 2 - 3 bữa, mỗi bữa lưng bát con.
- Bột sắn dây: Dùng bột sắn dây, pha bán thanh bán thục (nửa sống, nửa chín) uống thường xuyên trong những đợt táo bón, sẽ cho kết quả tốt nhất. Cách pha: cho một thìa bột sắn dây vào cốc to, cho một ít nước sôi nguội rồi lấy thìa đánh tan nhuyễn, sau đó dùng nước sôi mới đun, đổ từ từ vào cốc, vừa đổ vừa quấy đều cho bột chín lẫn với những vệt trắng ngà của bột sống là được. Cho thêm 1 chút đường cho dễ ăn nhưng không được cho nhiều đường sẽ không tốt.
Những thực phẩm trên phải dùng hàng ngày, nếu còn táo bón vẫn phải dùng đều, hoặc dừng mà tình trạng táo bón quay trở lại thì vẫn phải dùng tiếp.
* Một số lưu ý đối với người bị táo bón:
- Kiêng ăn những đồ cay nóng (riềng, gừng, sả, dưa hành, cà muối chua, tỏi sống, hạt tiêu bắc...).
- Hạn chế ăn uống những đồ làm tăng tình trạng táo bón (tinh bột, chất đường, chất đạm như thịt, tôm, cua, cá, sữa..., chất béo và đồ uống có ga, bia rượu...).
- Tập thể dục, thể thao và kết hợp với xoa day vùng bụng dưới thường xuyên. Giữ cân nặng ở mức vừa phải. Tập đi đại tiện đúng giờ, không nên nhịn đi đại tiện, không nên ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
- Nếu tình trạng táo bón nặng và nghi có bệnh trĩ thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng