Thái Bình: Kết nối 191 điểm cầu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII)
Video: 051222-Qu%C3%A1n_tri%E1%BB%87t_ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_TW_b%E1%BA%A3n_2.mp4?_t=1670223674
Dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội (Hà Nội) có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương.
Tại Thái Bình, hội nghị được kết nối tới 191 điểm cầu trong toàn tỉnh, trong đó có 16 điểm cầu cấp tỉnh/huyện; 175 điểm cầu cấp cơ sở với trên 11.400 đại biểu tham gia nghiên cứu, học tập. Dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy có các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy.Các đồng chí: Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu UBND tỉnh.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị
Truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được luận giải một cách đầy đủ, thuyết phục; tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật còn một số bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Quyền lực nhà nước chưa được kiểm soát hiệu quả, cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ; cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước...
Để kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra; đồng thời tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời gian tới, Nghị quyết đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đồng chí Trưởng ban Nội chính Trung ương đã đi sâu phân tích những điểm mới, những nội dung cần lưu ý trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức về 8 đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Thể chế hóa đầy đủ và thực hiện đúng đắn, hiệu quả cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế để MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Ðảng, Nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đại biểu dự hội nghị tại các điểm cầu: Thành phố, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương và Hưng Hà.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hệ thống chính trị
Truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới” - Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đi sâu phân tích những kết quả đạt được qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; những điểm còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Đồng chí nhấn mạnh: Nghị quyết số 28-NQ/TW được ban hành với 3 quan điểm cụ thể nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hệ thống chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Ðảng trong giai đoạn mới. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, nhất là thể chế hóa, cụ thể hóa thành luật và các văn bản dưới luật; tạo chuyển biến thực sự, đạt kết quả cao trong thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng ở các cấp. Ðề cao trách nhiệm của tập thể, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với kiểm soát quyền lực chặt chẽ. Xây dựng phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cấp ủy, tổ chức đảng thực sự khoa học, dân chủ, sát với thực tiễn; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng thông suốt từ trung ương đến cơ sở.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, Nghị quyết đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương tới cơ sở. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng nghiên cứu, cụ thể hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị về đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hệ thống chính trị.
Đại biểu dự hội nghị tại các điểm cầu: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Báo Thái Bình.
Theo kế hoạch, ngày 6/12, chương trình hội nghị tiếp tục với chuyên đề “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; chuyên đề “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Thông qua hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) giúp cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các nghị quyết. Trên cơ sở đó, cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động để tổ chức thực hiện các nghị quyết; đồng thời, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết, để các nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực; từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, trong thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật. Phối hợp xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bổ trợ tư pháp như: luật sư, công chứng, đấu giá tài sản; thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan rà soát, củng cố, kiện toàn và phát triển đội ngũ giám định tư pháp đủ về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công chứng, quản tài viên, thi hành án dân sự, hòa giải thương mại, trọng tài thương mại và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác truyền thông về lĩnh vực trợ giúp pháp lý, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là trong hoạt động tố tụng. Hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; đồng thời, triển khai tốt chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đồng chí Nguyễn Trọng Lộ, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Hưng Hà Qua nghiên cứu, học tập Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”, tôi hiểu sâu sắc hơn nội dung và tinh thần của Nghị quyết, đặc biệt là những quan điểm chỉ đạo mới quan trọng trong công tác tổ chức, cán bộ. Trên cơ sở bám sát 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết, thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện sẽ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết trong đó chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản của cấp ủy, tổ chức đảng theo hướng đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tính dự báo cao, bám sát thực tiễn. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân trong bộ máy hành chính, cải cách hành chính, đi đôi với nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có nhiều bức xúc, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời tổ chức đảng, đảng viên sai phạm. Đồng chí Đặng Văn Lừng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đông Xuyên (Tiền Hải) Tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) tại điểm cầu của xã có gần 40 đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã, trưởng các đoàn thể, chi ủy viên các chi bộ. Các nghị quyết được quán triệt tại hội nghị lần này đều là những nghị quyết lớn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, vì vậy tôi cũng như các đồng chí cán bộ, đảng viên khác đều theo dõi, lắng nghe rất tập trung. Các đồng chí báo cáo viên đều là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và luôn theo sát quá trình xây dựng các văn kiện nên hiểu rất sâu và nắm rất sát tình hình thực tế, nội dung của các nghị quyết, điều này không chỉ tăng tính thuyết phục, hấp dẫn trong quá trình học tập mà còn giúp cho nhận thức về các nội dung được đề cập trong các nghị quyết được sâu sắc hơn; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc đưa nhanh các nghị quyết vào cuộc sống. Ngay sau hội nghị, Đảng ủy sẽ tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết tới tất cả đảng viên trong Đảng bộ, các hội viên, đoàn viên. |
Đào Quyên
Ảnh: PV- CTV
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
- Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sĩ 01.12.2023 | 18:32 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ