Quỳnh Phụ Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Đa dạng và phong phú
Theo đồng chí Vũ Trung Tuấn - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quỳnh Phụ, hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số 344 DT, trong đó có 107 đình, 131 chùa, 47 đền, 45 miếu; có 2 văn chỉ, 3 lăng mộ; 9 từ đường dòng họ. Có 85 DT đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, trong đó 14 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia. Trong số các DT LSVH cấp tỉnh có 63 DTLSVH, có 18 di tích đang đề nghị xếp hạng DT cấp quốc gia. Trong số 159 di tích chưa được xếp hạng, có 95 di tích đang đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Về niên đại DT, Quỳnh Phụ tự hào có những DT mà theo tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ 18 như đền Đồng Bằng (An Lễ); đến thời nhà Trần có miếu Hòe Thị (xã Đồng Tiến), đây cũng là hai di tích có niên đại sớm nhất huyện Quỳnh Phụ đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Còn lại phần lớn DT của huyện được hình thành từ thời Lê, Mạc tiêu biểu như đền Ngọc Quế, miếu Hoàng Bà (Quỳnh Hoa); đình, chùa Lộng Khê (An Khê); miếu Rọc, miếu Lạc Cổ (xã An Dục), hệ thống đình, đền, chùa La Vân (xã Quỳnh Hồng); đền Hồng Phong, chùa Thiên Phúc (xã An Tràng); chùa Sơn Đồng, chùa An Bái, An Hiệp (xã Quỳnh Giao); đình Đông Linh, đình An Bài (Thị trấn An Bài) v.v...
Từ thời kỳ triều Nguyễn đến nay, mỗi giai đoạn đều có sự hình thành mới của các DT như đình Đông Tiêm (xã Đồng Tiến); đình Vược, từ đường Tiến sĩ Nguyễn Viêm (xã An Hiệp), đình Già, đình Cụ (xã An Vũ); chùa Tiên Bá (Quỳnh Thọ) v.v.. Cùng với việc hình thành các DT mới, ở mỗi giai đoạn, DTLSVH ở Quỳnh Phụ đều có sự trùng tu, tôn tạo các DT cũ, làm nên hệ thống DTLSVH khá phong phú và đa dạng, rải đều khắp trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.
Mỗi DTLSVH đều còn rất nhiều di vật, cổ vật quý giá, có giá trị lịch sử quan trọng. Theo kết quả kiểm kê của Bảo tàng tỉnh năm 2007, các DT của Quỳnh Phụ còn lưu giữ được nhiều di vật và đồ tế khí, tiêu biểu có niên đại trước 1945. Cụ thể: 138 bia đá, 56 cuốn thần tích, 315 bức đại tự, 660 tờ sắc phong, 132 quả chuông đồng và 337 câu đối cùng nhiều hiện vật quan trọng khác. Đây là kho vật chứng của lịch sử và văn hóa phong phú, đa dạng thể hiện mảnh đất, con người Quỳnh Phụ ngàn năm văn hiến, có truyền thống văn hóa từ lâu đời, có nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, khoa bảng đỗ đạt qua các triều đại... cần được bảo vệ, gìn giữ cho muôn đời sau.
Thực trạng xuống cấp
Trải qua phong hóa của thời gian, thiên nhiên, sự phá hủy của các cuộc chiến tranh và chính sách tiêu thổ kháng chiến trong thời kỳ chiến tranh, hầu hết các DT còn lại ở Quỳnh Phụ không còn giữ nguyên được hiện trạng ban sơ lúc khởi dựng mà đã qua nhiều lần trùng tu khác nhau. Vì vậy DTLSVH nơi đây không còn mang niên đại của một thời hay một niên hiệu, mà mang nhiều lớp niên đại khác nhau.
Bên cạnh tác động của yếu tố tự nhiên và chiến tranh, DTLSVH còn chịu sự tác động chủ quan của con người. Do nhận thức sai lầm về vai trò của DT nên có một thời gian, số lượng lớn DT đã bị phá bỏ, hoặc cải tạo sử dụng cho các mục đích khác như làm nhà kho, nhà trẻ, mẫu giáo, hội trường thôn, nơi họp chợ... làm ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc nghệ thuật, kết cấu công trình của DT. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn chủ yếu tập trung vào công trình kiến trúc, chống lấn chiếm đất mà ít chú ý đến bộ phận tài sản, di vật, cổ vật. Nhiều nơi do chưa nhận thức đầy đủ giá trị dẫn đến tình trạng di vật, cổ vật không được đặt đúng vị trí, sử dụng không đúng mục đích; nhiều di vật, cổ vật bằng gỗ, giấy đã hoặc đang có nguy cơ hư hỏng, biến dạng.
Việc gia cố di vật đa số do nhân dân và khách thập phương công đức, chỉ dừng lại ở việc sơn thiếp tượng và hoành phi, câu đối, chưa tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước nên nhiều di vật bị hư hỏng, biến dạng sau gia cố, làm mất giá trị nguyên gốc.
Tăng cường quản lý
Nhận thức sâu sắc về giá trị, tầm quan trọng của DT đối với đời sống xã hội, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền Quỳnh Phụ đã đẩy mạnh hoạt động quản lý Nhà nước đối với DTLSVH như kiểm kê, nghiên cứu và xếp hạng nhằm nắm bắt số lượng, giá trị lịch sử, khoa học. Thực hiện quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, đến nay, hơn một nửa số DT trong huyện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm chống bị lấn chiếm và sử dụng vì các mục đích khác.
Hàng năm, Quỳnh Phụ có trên 100 lễ hội dân gian truyền thống diễn ra tại các điểm DTLSVH. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng VHTT chú trọng các hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội bảo đảm thực hiện đúng quy định theo nếp sống văn minh. Từ nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước cho hoạt động chống xuống cấp và tu bổ, tôn tạo DT, Phòng VHTT thống kê, lập danh sách theo thứ tự ưu tiên để đầu tư tu bổ đúng trọng tâm, trọng điểm. Ngoài ra, Quỳnh Phụ thực hiện khá tốt công tác xã hội hoá hoạt động tu bổ, tôn tạo DT, hàng năm tổng kinh phí từ sự quan tâm tài trợ, công đức của nhiều tập thể, cá nhân lên đến hàng chục tỷ đồng, góp phần không nhỏ cùng Nhà nước bảo tồn phát huy giá trị lịch sử của DTLSVH.
Để tăng cường hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH trong thời gian tới, UBND huyện Quỳnh Phụ đã xây dựng phương hướng, giải pháp thực hiện; đồng thời đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhằm bảo tồn, phát huy giá trị DTLSVH trên địa bàn. Cùng với việc triển khai sâu rộng tới các cấp chính quyền cơ sở, Quỳnh Phụ chú trọng phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản Văn hóa và các văn bản quy định của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của xã hội trong bảo vệ DT, góp phần giữ gìn và phát huy hiệu quả các giá trị DTLSVH, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.
Bài, ảnh: Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024