Thứ 2, 18/11/2024, 12:49[GMT+7]

Tìm hồn Việt qua văn hóa trầu cau

Thứ 5, 01/11/2012 | 14:53:00
4,493 lượt xem
Với người Việt Nam, ăn trầu không đơn thuần chỉ là một thói quen, một tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau vừa là biểu hiện phong cách Việt Nam vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt.

 

Ăn trầu là một tập tục truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và châu Đại Dương, trong một khu vực địa lý rộng lớn từ Nam Á về phía Đông sang Thái Bình Dương, từ Đông Nam Á lên phía Bắc tới Đài Loan, Namon> Trung Quốc. Tại Việt Namon>, tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng: chuyện trầu cau.

 

Hộp đựng trầu cau bằng vàng thời Nguyễn

 

Với người Việt Namon>, ăn trầu không đơn thuần chỉ là một thói quen, một tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau vừa là biểu hiện phong cách Việt Namon> vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu câu chuyện, là sự khơi mở tình cảm khiến người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau không chỉ là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống như: tế tự, tang ma, cưới hỏi… mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, vợ chồng… Hình ảnh trầu cau đã hiện diện trong rất nhiều câu ca dao, dân ca, tục ngữ và nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật sau này.

 

Tiểu cảnh ngôi nhà Việt - trên sập gỗ bày bộ dụng cụ trầu cau

 

Trong nhịp sống hiện đại, tục ăn trầu những năm gần đây đang dần mai một, thói quen ăn trầu hầu như chỉ còn tồn tại trong thế hệ người cao tuổi, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trầu cau vẫn là lễ vật không thể thiếu trong các lễ hội, nghi lễ truyền thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp. Hình ảnh, văn hóa trầu cau vẫn luôn được ghi dấu trong văn học dân gian, ca dao, dân ca và các tác phẩm văn học nghệ thuật. Giá trị văn hóa trầu cau cần phải được gìn giữ và phát huy để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm người Việt.

Theo vtr.org

  • Từ khóa