Công bố 8 kỷ lục Phật giáo Việt Nam năm 2013
Theo đó, Pho tượng Kỳ Lam Ngọc Phật tại chùa Hội An (Bình Dương) được trao kỷ lục là tượng Phật nhập niết bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam. Kỳ Lam Ngọc Phật có nghĩa là pho tượng mang lại niềm vui, hạnh phúc, thịnh vượng và nhiều điều tốt lành cho hiện tại và tương lai. Tượng dài 4,2 m, nặng 35 tấn, được tạc trên khối đá saphire nặng trên 46 tấn từ xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Kỷ lục khác là tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá sapphire lớn nhất Việt Nam hiện tọa lạc tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc). Pho tượng này được Hội đá quý Hà Nội tiến cúng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Tượng cao 3,45 m, nặng 31 tấn, tạo hình Đức Phật Thích Ca đang ngồi kiết già theo tư thế ngồi thiền dưới cây bồ đề. Gương mặt tượng mang hình nét thuần hậu mềm mại của người Việt.
Trường Phật giáo đào tạo nhiều tăng ni sinh nhất là Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận. Số lượng sinh viên theo học ngày càng nhiều làm cho Học viện trở thành trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới. Ước tính đến nay, Học viện đã đào tạo gần 3.500 tăng ni sinh viên.
Ngôi chùa sản xuất phim Phật giáo nhiều nhất là Chùa Hoằng Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của các bộ phim về Phật giáo do chùa sản xuất và phát hành không chỉ đáp ứng về mặt tinh thần cho cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước mà còn khẳng định rằng Phật giáo đã, đang và sẽ chuyển mình cùng nhịp sống của thời đại. Nhiều phim do Chùa sản xuất có phụ đề tiếng Anh, khán giả có thể xem những bộ phim này trên trang web: chuahoangphap.com.vn của chùa hoặc trên mạng youtube.
Kênh truyền hình sản xuất và phát sóng nhiều chương trình nhất về chủ đề Phật giáo Việt Nam là Kênh AVG. Kênh truyền hình này đã xây dựng được gần 20 chương trình. Thời gian phát sóng các chương trình về chủ đề Phật giáo là 2 giờ/ngày.
Các kỷ lục cá nhân: Người biên tập và biên soạn kinh sách Phật giáo nhiều nhất – Thượng tọa Thích Nhật Từ; Người đọc sách nói Phật giáo nhiều nhất – bà Nguyễn Hướng Dương và bộ sưu tập tem về đề tài Phật giáo nhiều nhất thuộc về ông Nguyễn Đại Hùng Lộc.
Theo BaodientuDangcongsan
Tin cùng chuyên mục
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
- Gần 1000 tác phẩm cây cảnh tham gia triển lãm sinh vật cảnh Trà Khê 19.05.2023 | 22:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026