Tuổi trẻ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa
Trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình lần thứ IV năm 2024, một trong những tiết mục nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả là trích đoạn chèo "Nghi Xuân Tấn Lực" dựa theo cốt truyện "Phạm Công - Cúc Hoa" của 2 thí sinh Trần Thị Hồng Nhung và Lê Út Chi. Đây là hai thí sinh nhỏ tuổi của cuộc thi. NSND Thanh Ngoan (nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam) cho biết, cô đã khóc khi xem tiết mục này.
Theo NSND Thanh Ngoan, đây là làn điệu khó, thường phải sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba ở đại học mới học được. Tuy nhiên, với tuổi của 2 thí sinh Trần Thị Hồng Nhung và Lê Út Chi thì điều này thật là tuyệt vời.
Lê Út Chi cho biết: Em cố gắng duy trì và học tập mỗi ngày để trưởng thành hơn và giữ mãi đam mê với nghệ thuật chèo.
Thành quả của 2 em Hồng Nhung, Út Chi được bồi đắp từ đam mê nghệ thuật chèo ở phong trào quần chúng của gia đình, phát hiện, bồi dưỡng của các giáo viên Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh.
Bà Vũ Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh chia sẻ: Đóng góp vào công cuộc mang màu sắc của âm nhạc truyền thống đến với giới trẻ, với cương vị của một người nghệ sĩ, một cán bộ đoàn, theo chức trách, nhiệm vụ của Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh, tôi đã mở các lớp học chèo miễn phí cho thanh thiếu nhi; duy trì câu lạc bộ chèo Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng, cuộc thi em yêu làn điệu dân ca, qua đó tìm kiếm và phát hiện những nhân tố tài năng để bồi dưỡng, phát triển thế hệ kế cận âm nhạc truyền thống. Hàng năm, trong các chương trình tập huấn cho cán bộ đoàn, Trung tâm đã lồng ghép chương trình hát múa chèo đồng diễn sân trường, giúp các em thêm hiểu và thêm yêu nghệ thuật chèo truyền thống.
Cô giáo Hà Thị Nga, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường THPT Lý Bôn cho biết: Một điểm thuận lợi là chương trình giáo dục phổ thông 2018 có hàm lượng văn hóa tích hợp qua các nội dung giáo dục khá lớn. Đặc biệt là ở bộ môn Văn học, văn học dân gian Việt Nam và các dân tộc thiểu số, các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng được đưa vào chương trình giảng dạy. Ở chuyên đề học tập hoạt động trải nghiệm và giáo dục địa phương, các nội dung bám sát việc tăng cường hiểu biết về mọi mặt đặc biệt là điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị văn hóa địa phương. Đoàn Thanh niên nhà trường thường xuyên tuyên truyền thông qua fanpage của trường, cập nhật và đăng tải kịp thời các hoạt động tìm hiểu văn hóa truyền thống; tổ chức cuộc thi nét đẹp học đường, trong đó có nội dung thi trang phục truyền thống, thi ứng xử nhằm định hướng cho học sinh lối ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; kết nạp đoàn viên, hoạt động trải nghiệm gắn với di tích: đình Phương Cáp, đền Trần, khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn...
Anh Thiệu Minh Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn thông tin: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức đoàn các cấp đẩy mạnh thực hiện thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của địa phương, đất nước; các diễn đàn, tọa đàm thực hiện nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới; các cuộc thi, ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa; hoạt động tuyên dương, tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao... Các cấp bộ đoàn đã tận dụng ưu thế tích cực của internet, mạng xã hội, nền tảng số trong triển khai các hoạt động; tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, trào lưu mới thịnh hành trong giới trẻ để có nhận định và định hướng, khuyến khích các nội dung lành mạnh, hình thành nên những xu hướng tích cực trong thanh thiếu nhi. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả các phong trào, chương trình: Thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp; đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần.
Từ hoạt động của các cấp bộ đoàn đã góp phần xây dựng văn hóa ứng xử cho thanh thiếu nhi với những chuẩn mực đạo đức tốt, lan tỏa những hình ảnh, giá trị cao đẹp, góp phần nhân lên những giá trị mới, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Học sinh tìm hiểu về đình Phương Cáp, xã Hiệp Hòa (Vũ Thư) qua mã QR.
Xuân Phương
Tin cùng chuyên mục
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
- Gần 1000 tác phẩm cây cảnh tham gia triển lãm sinh vật cảnh Trà Khê 19.05.2023 | 22:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026