Thứ 7, 23/11/2024, 10:54[GMT+7]

Hội Kiều học Việt Nam tại Thái Bình Niềm tự hào của quê hương

Thứ 2, 28/10/2013 | 09:28:15
1,617 lượt xem
Hội Kiều học Việt Nam là Hội khoa học nghiên cứu về Truyện Kiều, hội của các nhà nghiên cứu quảng bá, yêu mến kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngày 14/7/2011 Bộ Nội Vụ đã ký quyết định cho phép thành lập Hội Kiều học Việt Nam. Trong số 321 hội viên, Thái Bình vinh dự có 5 đại biểu.

“Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ, Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”- Trích Truyện Kiều. Nguồn: dainamax.arg

Nhìn ra thế giới: Italia có Hội Ðan-tê, Anh có Hội Sêch-spia, Ðức  có Viện Gớt – tơ, Tây Ban Nha có Viện Xéc- văng téc, Nga có viện Puskin. Ở Trung Quốc, từ tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần mà có hội Hồng học. Ở Việt Namon>, từ lâu Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được Nhà nước và nhân dân ta tôn vinh.

Sau Hà Tĩnh, Thái Bình là tỉnh thứ 2 triển khai chương trình hoạt động của Hội Kiều học Việt Namon>. Từ 5 hội viên sáng lập, nay Thái Bình đã có gần 50 hội viên. Hội đã phát động hội viên tham gia nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, sáng tác các tác phẩm về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Ngày 18/5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho phép Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Namon> tại Thái Bình chính thức hoạt động.

Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Thái Bình đã xây dựng chương trình hoạt động thiết thực, cụ thể đúng với vai trò chức năng: “Tập hợp, củng cố nâng cao chất lượng hội viên, phát triển hội viên mới, ưu tiên phát triển ở khối các nhà trường phổ thông, chuyên nghiệp nơi đang trực tiếp giảng dạy và học tập Truyện Kiều, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Truyện Kiều. Tuyên truyền quảng bá giá trị văn hóa nghệ thuật kết tinh trong Truyện Kiều để người dân Thái Bình thấy được niềm tự hào vai trò trách nhiệm của mình, nơi đại thi hào đã sống, làm rể 10 năm và viết nên nhiều tác phẩm bất hủ.

Từ đó có những công trình nghiên cứu phát triển, những sáng tạo nghệ thuật có giá trị về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Góp phần cùng cả dân tộc tôn vinh Nguyễn Du và Truyện Kiều. Gắn kết với phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Hưởng ứng lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Ðại thi hào bằng những nghiên cứu phát hiện mới, sưu tầm các tư liệu nhằm làm sáng rõ thời gian mười năm của Nguyễn Du ở Thái Bình. Tổ chức các cuộc thi sáng tác, sinh hoạt văn hóa dân gian liên quan đến Truyện Kiều. Phối hợp với dòng họ Ðoàn Nguyễn và huyện Quỳnh Phụ xây  dựng kế hoạch bảo tồn tôn tạo di tích đền thờ của gia tộc Ðoàn Nguyễn tại Hải An, Quỳnh Nguyên. Phối hợp với tổ chức UNESCO đón nhận niềm vinh dự Nguyễn Du được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới vào năm 2014-2015”.

Giữ gìn, bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa từ Nguyễn Du và Truyện Kiều là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam, nhưng Hội Kiều học Việt Nam phải là nơi tập trung nhất để làm công việc trọng đại có ý nghĩa lớn này. Niềm vinh dự và trách nhiệm của Thái Bình, miền đất văn hiến, quê vợ của Nguyễn Du, nơi Ðại thi hào đã sống 10 năm và viết nhiều kiệt tác bất hủ lại càng lớn lao hơn.

Thái Bình từng có một bản Kiều cổ được lưu giữ ở từ   đường họ Ðoàn Nguyễn, từ đường họ Nguyễn Doãn, chúng ta có điều kiện để góp phần vào hoàn chỉnh một bản Kiều quốc ngữ chính được nhiều người đồng thuận nhất. Thái Bình cũng có năng lực sưu tầm, biên tập, tổ chức các cuộc thi, viết, vẽ, diễn về đề tài truyện Kiều. Dự án xây dựng một nhà lưu niệm Nguyễn Du ở Thái Bình, đón mừng đại lễ tổ chức UNESCO thế giới vinh danh Nguyễn Du, đại lễ kỷ niệm 250 ngày sinh Ðại thi hào, việc nào cũng đáng được quan tâm.

Lễ ra mắt Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Thái Bình và ra mắt tác phẩm “Thái Bình với Nguyễn Du và Truyện Kiều” ngày 26/10/2013 là bước mở đầu rất có ý nghĩa với hôm nay và mai sau.

Lương Hữu

(Thành phố)

  • Từ khóa