Công bố Quyết định công nhận bảo vật quốc gia 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Giới thiệu các hiện vật về bia tiến sĩ tại triển lãm.
Cùng với sự tồn tại của truyền thống khoa cử trong thời phong kiến, các triều đại quân chủ trước đây đều quan tâm xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long. Tại đây, ngoài việc thờ Khổng Tử, Văn Miếu còn là nơi đề danh các vị đại khoa trên các tấm bia, gọi là bia tiến sĩ. Đây là những tấm bia đá lưu danh những người đỗ đạt trong các khoa thi tuyển chọn tiến sĩ kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê – Mạc (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17). Đồng thời, đây cũng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo phản ánh nghệ thuật điêu khắc của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực, thể hiện tư tưởng triết học, sử học và những quan điểm về giáo dục, đào tạo và trọng dụng nhân tài của dân tộc.
Ngày 14/1/2015, 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam công nhận là bảo vật quốc gia.
Ngoài Văn Miếu ở kinh đô (trước đây là Thăng Long, thời Nguyễn, kinh đô chuyển vào Huế nên Văn Miếu T.Ư xây dựng tại Huế), triều đình còn xây dựng Văn Miếu ở các tỉnh thành. Nhìn chung, các Văn Miếu này đều lưu giữ được hệ thống văn bia có giá trị lịch sử và nghệ thuật.
Triển lãm giới thiệu 100 hình ảnh, hiện vật về bia tiến sĩ tại Văn Miếu ở bốn địa phương gồm: Hà Nội, Huế, Bắc Ninh, Hưng Yên (tên gọi là Văn Miếu Xích Đằng).
Nếu như bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là hệ thống đồ sộ nhất, có giá trị lịch sử, văn học, nghệ thuật... nhất thì Văn Miếu tại các tỉnh lại có những giá trị riêng. Trong đó, 32 bia tiến sĩ tại Huế ghi danh những vị đại khoa thời Nguyễn, phản ánh lịch sử khoa cử thời Nguyễn, khi lãnh thổ nước ta mở rộng và bắt đầu có những vị đại khoa đến từ phương Nam. Hay riêng Văn Miếu Bắc Ninh đã có 12 tấm bia ghi danh 677 vị đại khoa của Kinh Bắc xưa (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang và một phần Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên ngày nay). Các tư liệu tại triển lãm cho hậu thế hiểu thêm về truyến thống hiếu học, lịch sử khoa bảng, nghệ thuật điêu khắc... qua các thời kỳ, hiểu thêm về truyền thống khoa bảng tại một số địa phương.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước