Thứ 2, 18/11/2024, 05:32[GMT+7]

GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT HÁT – MÚA CHÈO, DÂN CA

Thứ 6, 25/03/2011 | 17:59:26
5,294 lượt xem
Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thái Bình là một địa chỉ có thương hiệu về công tác đào tạo trong nhiều năm qua, đặc biệt là nghệ thuật chèo.

Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, Chèo không chỉ là nghệ thuật diễn xướng mà còn là tâm hồn, khát vọng, thấm đượm chất nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Nhà trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ HSSV có trình độ Trung cấp về nghệ thuật Chèo và Nhạc cụ dân tộc, nhiều em đã trở thành các nghệ sỹ ưu tú, diễn viên, nhạc công xuất sắc trong các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên. Nhiều em đã dành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn nghệ thuật khu vực cũng như toàn quốc.

Chèo luôn là niềm say mê của nhiều thế hệ người dân Việt Namon> nói chung và người Thái Bình nói riêng. Người bốn phương trong nước thường coi Thái Bình là quê Chèo. Mỗi người Thái Bình sinh ra như trong mình đã có niềm đam mê và một ít năng khiếu về nghệ thuật Chèo. Vì vậy nơi đây còn là cái nôi đào tạo ra các nghệ sỹ chèo không chỉ cho Thái Bình mà còn cho tất cả các đoàn Chèo từ Trung ương đến các địa phương. 

 

 

Để bảo lưu và phát triển nghệ thuật truyền thống của quê hương góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Namon> tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường đã quyết định mở lớp bồi dưỡng kiến thức múa – hát chèo, hát dân ca cho giáo viên mầm non, giáo viên dạy hát nhạc các trường tiểu học và THCS trong toàn tỉnh, để đưa môn học hát chèo, hát dân ca vào chương trình sân khấu học đường tại các cơ sở giáo dục mẫu giáo, phổ thông. Để thực hiện được chương trình và kế hoạch mở lớp, Nhà trường đã sớm xây dựng chương trình kế hoạch, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh .

 

Trường phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức hội nghị tuyển sinh, đồng thời mời các đồng chí lãnh đạo các phòng chức năng; các Trưởng, Phó phòng Giáo dục các huyện thị, thành phố bàn bạc trao đổi thống nhất về chủ trương, về đối tượng về thời gian mở lớp. hội nghị đã được sự thống nhất cao.

 

Nhà trường đã xây dựng được chương trình bồi dưỡng kiến thức hát – múa chèo, dân ca dành cho giáo viên mầm non, giáo viên dạy hát nhạc các trường tiểu học, THCS với thời gian học là 3 tháng; tập trung vào các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Sau khi kết thúc các học trình, học phần, giáo viên tổ chức kiểm tra, thi lấy điểm theo đúng quy chế đào tạo, đồng thời tổ chức dàn dựng chương trình để báo cáo kết quả khoá học.

 

Đây là lớp bồi dưỡng kiến thức hát – múa chèo, hát dân ca đầu tiên dành cho giáo viên mầm non, giáo viên dạy hát nhạc tại các trường tiểu học, THCS. Thời gian học không dài, trường đã xây dựng và lựa chọn một chương trình phù hợp nhất gồm một số làn điệu chèo quen thuộc, phổ biến, dễ hát, dễ thuộc, dễ vận dụng, thuộc các thể loại vui – trữ tình – buồn man mát – trào lộng; qua đó trang bị cho học viên kỹ thuật hát chèo vang – rền – nền – nẩy, đúng làn, đúng nhịp.

 

                                                                         Hoàng Trung Dũng

(Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình)

 

 

  • Từ khóa