Chủ nhật, 17/11/2024, 19:47[GMT+7]

Nhìn thấy ở đầu làng

Thứ 3, 13/02/2018 | 10:33:40
2,602 lượt xem
Có nhiều quan điểm định nghĩa thế nào là làng, nhưng từ thuở xa xưa người Việt vẫn cho rằng “làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cheo cưới, tang ma, khao vọng), thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng…”.

Không giống với các làng nghề khác ở Thái Bình, làng Hải Triều (còn gọi là làng Hới), xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà chưa có gia đình nào thoát ly hoàn toàn sản xuất nông nghiệp. Mỗi năm, người dân nơi đây chỉ dệt chiếu trong 8 tháng, 4 tháng còn lại làm nông nghiệp. Mặc dù đệm mút, chiếu nilon tràn ngập thị trường nhưng chiếu Hới (Hải Triều) vẫn được ưa chuộng.

Trong các quan hệ chính thức với chính quyền và trong cuộc sống hàng ngày người Việt thường dùng từ làng nọ, làng kia vì nó có thêm một chút vấn vương, thân thương, tình sâu, nghĩa nặng. Hiểu theo nghĩa rộng, làng còn được dùng trong các thành ngữ như làng văn, làng báo, làng nghề…

Đối với người Việt Nam nói chung, người Thái Bình nói riêng, từ làng gợi lên không gian cư trú mà họ gắn bó. Xưa kia, làng thường có lũy tre bao quanh, phân cách làng với không gian đồng ruộng gắn liền với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Làng ngăn cách với bên ngoài bởi chiếc cổng làng, cũng vì thế mà có câu “vào làng, ra đồng”, “trong làng, ngoài đồng”... Đầu làng là nơi có lối đi chính để vào làng từ đường thiên lý hay quan lộ. Thành ngữ cuối làng chỉ đầu bên kia, nơi tận cùng của làng. Thông thường thì địa phận của làng liền một dải nhưng đôi khi một làng có nhiều công điền nằm trong địa phận làng khác, được gọi là kỳ tại.

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta, làng quê vẫn giữ được nét truyền thống. Cứ đến đầu làng ở hầu hết các miền quê trong tỉnh ta dễ dàng nhận thấy sự “thay da, đổi thịt” theo xu hướng hiện đại hóa nhưng diện mạo của làng quê xưa vẫn vương vấn đâu đây…

Từ xa xưa, hội làng đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân mọi vùng quê.

Giếng nước là hồn quê, nơi trữ nước, tinh khí của đất trời, là biểu tượng cho sự sinh sôi vững bền… Trong ảnh: Ao Đền Lộng Khê, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ.

Nhiều làng quê xưa không giàu có gì nhưng dân làng vẫn gắng tích cóp để xây ngôi đình đẹp và bền vững. Trong ảnh: Đình làng Diệc, xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà.

Tìm về tết Nguyên đán ngày xưa sau lũy tre làng là tìm về nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và cũng để hiểu hơn đời sống sinh hoạt của ông cha ta. Trong ảnh: Chọi gà ngày tết.

Phía sau cổng làng chính là sự kết nối, gắn bó cộng đồng, làng xã, là những nét chung về phong tục, tập quán, văn hóa riêng biệt mang dấu ấn, bản sắc riêng của từng làng quê.

Quang Viện

  • Từ khóa