Tủ sách dòng họ Yên bình chốn quê
... Làng Lạc Cổ, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ những ngày cuối tháng mười, bà con nông dân đang tất bật bước vào vụ gặt. Bên cạnh không khí khẩn trương, sôi động của ngày mùa, vẫn hiển hiện hình ảnh một làng quê yên bình, đậm chất đồng bằng bắc bộ với cổng làng uy nghi, với cây đa gần hai trăm tuổi dãi dầu mưa nắng, chứng kiến mỗi bước thăng trầm của làng quê nơi đây.
Sau những giờ học miệt mài ở trường, tranh thủ lúc nghỉ trưa, một nhóm các em học sinh thuộc dòng họ Hoàng Đình lại cùng nhau đến nhà thờ họ để đọc sách. Những cuốn sách được các thành viên trong họ cần mẫn sưu tầm, cóp nhặt trong nhiều năm qua đã thực sự thu hút các em. Đến nơi linh thiêng, ấm áp của dòng tộc, các em được đắm mình trong thế giới tri thức với trên 300 đầu sách đầy đủ các thể loại: Văn học, lịch sử, khoa học kỹ thuật, kỹ năng sống... Nhà thờ họ đã trở thành một thư viện không chỉ đối với các thành viên trong dòng họ mà còn cả bà con chòm xóm, những người yêu quý sách, mong muốn được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ hiểu biết.
Đọc sách cũng giúp các em tránh xa các trò chơi bạo lực, các tệ nạn xã hội... Em Hoàng Thị Hân, học sinh lớp 11 A6 trường THPT Phụ Dực - Quỳnh Phụ phấn khởi nói:"Em rất tự hào khi dòng họ có một tủ sách với nhiều thể loại, giúp cho chúng em có điều kiện bổ sung thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, về khoa học tự nhiên... Đặc biệt là các tác phẩm văn học vừa mang lại tri thức vừa giáo dục cho chúng em tính nhân văn, lòng yêu thương con người, sống đẹp, sống có ích...".
Người cao tuổi trong dòng tộc họ Hoàng Đình vẫn thường xuyên đến từ đường dòng họ để đọc sách
Được sách cho tri thức, hiểu biết thêm về xã hội, kinh nghiệm giáo dục con trẻ... các bậc ông bà, cha mẹ, sống vui, sống khoẻ luôn gương mẫu để con cháu noi theo. Con cháu dòng họ Hoàng Đình đều là những thành viên tốt, học hành đỗ đạt, có đến hơn 30 người là kỹ sư, cử nhân, bác sỹ.
Cũng như dòng họ Hoàng Đình, dòng họ Lương ở làng Lạc Cổ có truyền thống hiếu học. Các thế hệ của họ Lương đều là những người nông dân chăm chỉ, hiền lành, quý trọng cái chữ. Dù quanh năm vất vả việc đồng áng, lo bát cơm, manh áo, nhưng từ đời này đến đời khác, các thành viên trong họ đều nuôi chí phấn đấu vươn lên, khao khát sự học, sự đọc, làm giầu sự hiểu biết cho bản thân. Tủ sách với rất nhiều đầu sách, phong phú về thể loại là minh chúng cho điều đó. Hàng ngày, khi hoàn tất công việc nhà nông, già, trẻ, gái trai lại cùng đến nhà ông trưởng tộc, hào hứng với những cuốn sách.
Người thì tìm đọc sách lịch sử, văn học, người thích đọc các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, người lại nghiền ngẫm, nghiên cứu sách khoa học kỹ thuật, rồi đem những kiến thức ấy áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, cải thiện cuộc sống gia đình. Nhờ có sách mà nhiều hộ thay đổi được cung cách làm ăn, kinh tế phát triển, bà con họ hàng, làng mạc ứng xử với nhau văn hóa hơn, nhân văn hơn. Nhờ có sách mà mọi người nắm bắt được tình hình ANTT, biết làm thế nào để cùng với lực lượng Công an và chính quyền địa phương giữ bình yên cho thôn xóm.
Ông Lương Xuân Thặng, trưởng tộc họ Lương, làng Lạc Cổ, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ cho biết: "Việc đọc sách thường xuyên đã giúp cho con cháu trong dòng họ có kiến thức, hiểu biết thêm về pháp luật, tránh xa tệ nạn xã hội... Họ Lương không có ai mắc vào nghiện ngập ma tuý, vi phạm pháp luật.... Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và làm phong phú thêm tủ sách, đó là trách nhiệm của những người đi trước đối với con cháu mai sau...". Từ mô hình hiệu quả này, chính quyền xã An Dục đã chỉ đạo nhân rộng ra nhiều thôn làng khác. Hiện tại, toàn xã có 13 tủ sách, ở thôn làng nào cũng có những tủ sách dòng họ.
Về An Dục vào những ngày này, có thể cảm nhận sức sống tràn đầy của làng quê đang thay da, đổi thịt từng ngày. Được sinh ra, lớn lên ở mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, sau mỗi ngày đến trường rèn dũa học lấy cái chữ, học làm người, con cháu của dòng học Hoàng Đình, dòng họ Lương và nhiều dòng họ khác nữa còn được giáo dục về ý thức tự bảo vệ cho mình và cộng đồng qua những cuốn sách mà ông cha mình đã dày công gom góp. Giữa từ đường linh thiêng, thế hệ tương lai của những dòng họ ở An Dục đã được giác ngộ về một cuộc sống thanh bình, không tội phạm, không tệ nạn xã hội.
Hồ Tuyên (Công an Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
Xem tin theo ngày
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy