Chủ nhật, 17/11/2024, 11:45[GMT+7]

Thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ 5, 01/11/2018 | 08:27:37
2,326 lượt xem
8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này thuộc 4 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống.

Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2018 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXV.

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 4 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống.

Theo đó, 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, gồm:

1. Nghề làm Bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre);

2. Nghề làm Bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre);

3. Hò Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp);

4. Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình (huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình);

5. Lễ Bỏ mả của người Raglai (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận);

6. Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu (xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

7. Pả Dung của người Dao (xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).

8. Soọng Cô của người Sán Dìu (huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Quyết định nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Theo dangcongsan.vn