NASA và SpaceX phóng thành công vệ tinh khí hậu
NASA và SpaceX phóng vệ tinh theo dõi đại dương và bầu khí quyển Trái đất (Ảnh: NASA)
Ngày 8/2, vệ tinh khí tượng mới nhất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã được công ty SpaceX đã phóng thành công lên quỹ đạo, với mục đích theo dõi các đại dương và bầu khí quyển Trái Đất một cách chi tiết nhất từ trước tới nay.
Vệ tinh PACE được phóng bằng tên lửa đẩy Falcon 9. Khi đi vào hoạt động, PACE sẽ thực hiện các quan sát, hỗ trợ nghiên cứu sự trao đổi Carbon Dioxide giữa đại dương và khí quyển, theo dõi chất lượng không khí, đánh giá khí hậu Trái đất và tình trạng đại dương. PACE là sứ mệnh đầu tiên của chính phủ Mỹ phóng lên quỹ đạo vùng cực từ Florida kể từ ngày 30/11/1960.
Vệ tinh sẽ dành ít nhất 3 năm nghiên cứu bầu khí quyển cũng như đại dương từ khoảng cách 676 km, trong đó sử dụng hai thiết bị khoa học quét toàn bộ Trái đất mỗi ngày và một thiết bị khoa học còn lại để thực hiện các phép đo hàng tháng.
PACE được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giới khoa học cải thiện khả năng dự báo bão và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác, nêu chi tiết những thay đổi của Trái đất mỗi khi nhiệt độ gia tăng và dự đoán tốt hơn thời điểm xuất hiện hiện tượng tảo nở hoa. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi mật độ tế bào vi tảo phát triển đến hàng triệu tế bào/lít, gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ thống thủy sinh.
Các nhà khoa học nhiều khả năng sẽ bắt đầu nhận được dữ liệu từ PACE trong khoảng 1 - 2 tháng tới.
Tuy NASA đã sở hữu hơn 20 vệ tinh và thiết bị quan sát Trái đất trên quỹ đạo song PACE sẽ mang tới cái nhìn sâu sắc hơn về các hiện tượng ảnh hưởng đến bầu khí quyển như ô nhiễm, tro núi lửa hay các cách sinh vật biển như tảo, sinh vật phù du tương tác với nhau.
Theo nhà khoa học thuộc dự án Jeremy Werdell, đây sẽ là một góc nhìn "chưa từng có" về hành tinh của con người.
Giám đốc khoa học Trái đất của NASA Karen St. Germain nhận định, góc nhìn của PACE sẽ rất khác so với những gì các vệ tinh khác quan sát được.
PACE là sứ mệnh tiên tiến nhất từng được triển khai phục vụ nghiên cứu về sinh học đại dương. Theo Werdell, các vệ tinh quan sát Trái đất hiện nay chỉ có thể nhìn thấy 7 hoặc 8 màu song với PACE là 200 màu sắc. Điều này cho phép các nhà khoa học xác định chi tiết các loại tảo dưới biển và các loại hạt tồn tại trong không khí.
NASA hiện đang hợp tác phát triển một vệ tinh quan sát Trái đất tiên tiến khác với Ấn Độ. Vệ tinh với tên gọi Nisar này sử dụng radar để đo lường tác động của tình trạng nhiệt độ gia tăng đối với các dòng sông băng và bề mặt băng giá đang tan chảy khác, dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII