Nhân cách Đại Việt
Theo các nguồn khảo luận, cùng lúc với việc tiến hành các biện pháp nhằm gây dựng lại đời sống vật chất và tinh thần ấm no cho người dân sau chiến tranh, ngay khi đám bại tướng Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích đã tháo chạy về được bên kia biên giới và đóng quân tại Tư Minh của Quảng Tây vào ngày Nhâm Dần 18 tháng 3 năm Mậu Tý, vua Trần Nhân Tông lại bắt đầu thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo nhằm vừa đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù vừa duy trì hòa bình cho đất nước. Đại Việt sử ký toàn thư chép, vào ngày Nhâm Dần vua Trần Nhân Tông “đã sai sứ đến tạ tội và dâng người vàng để thay thế bản thân mình”. Sách An Nam chí lược có ghi rõ tên họ của những người đi trong phái bộ này: “Mùa xuân năm Chí Nguyên Mậu Tý (1288), Trấn Nam Vương rút quân về, Thế tử sai cận thị quan Lý Tu và Đoàn Khả Dung cống phương vật...”. Có tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, khi Thoát Hoan bại trận, vua Trần Nhân Tông đã gửi Lý Tu và Đoàn Khả Dung đi sứ sang Nguyên, An Nam chí lược đề cập cụ thể là “ngày Nhâm Dần”, vua Trần Nhân Tông và triều đình Đại Việt chỉ cử duy nhất 1 phái bộ đi sứ nhà Nguyên, chắc hẳn vua Trần Nhân Tông muốn thăm dò, tìm hiểu thái độ và tình hình của quân Nguyên sau khi Đại Việt đã quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi.
Theo sử cũ chép, đúng một tháng sau khi thắng trận, thượng hoàng và vua cùng đoàn tùy tùng về kinh đô Thăng Long rồi về bái yết tông tổ ở Long Hưng, ngày Canh Thìn, 27 tháng 4 năm Mậu Tý, vua Trần Nhân Tông đã sai trung đại phu Trần Khắc Dụng đi cống phương vật (theo Nguyên sử). Sách An Nam chí lược không nhắc tới phái bộ này. Một tài liệu khác là Thiên Nam hành ký của Từ Minh Thiện trong Thuyết phu có chép lại lá thư vua Trần Nhân Tông gửi cho Hốt Tất Liệt. Nội dung lá thư này đã được dịch cho thấy phái bộ Trần Khắc Dụng không chỉ đơn giản đi cống phương vật mà thực sự mang nhiệm vụ đi đấu tranh ngoại giao, để đè bẹp ý chí xâm lược của quân Nguyên Mông bạo tàn. Thư do chính tay vua Trần Nhân Tông thảo bút chỉ rõ nguyên nhân vì sao chiến tranh Nguyên Mông và Đại Việt xảy ra trong đó, vua kể tội kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc mà rất mềm dẻo như cây tre Việt.
Vua Trần Nhân Tông viết: “Năm Chí Nguyên thứ 23 (1286), Bình chương (tương đương chức thủ tướng bây giờ) A Lý Hải Nha tham công ngoài biên giới, làm trái Thánh chỉ. Do thế, tiểu quốc sinh linh một phương phải chịu lầm than... Mùa đông năm Chí Nguyên thứ 24 (1287) lại thấy đại quân thủy bộ đều tiến sang, thiêu đốt chùa chiền khắp nước, đào bới mồ mả tổ tiên (ý chỉ Thái Lăng, Sơn Lăng, Thọ Lăng... ở Long Hưng), bắt giết người dân già trẻ, đập phá sản nghiệp trăm họ, các hành động tàn nhẫn phá phách không gì là không làm... Tham chính Ô Mã Nhi thâu nắm binh thuyền riêng ra ngoài biển, bắt hết biên dân vùng biển, lớn thì giết chết, nhỏ thì bắt đi, cho đến cả treo trói xẻ mổ, mình đầu khắp chốn. Trăm họ bị bức tới chỗ chết, bèn dấy lên cái họa con thú chân tường”.
Vua Trần Nhân Tông cũng chỉ rõ nguyên nhân 2 cuộc chiến tranh (1285 và 1288) là do đám tướng chỉ huy ở biên giới muốn lập công gây nên, chứ không phải do chính bản thân Hốt Tất Liệt chỉ xúy. Rõ ràng, đây là một chiến thuật ngoại giao khôn khéo nhằm giữ thể diện cho Hốt Tất Liệt, không làm cho y mất mặt với dân chúng vì đã chủ trương xâm lược Đại Việt không những đại bại về chiến lược quân sự mà còn ê chề bởi mang tiếng một đế quốc hùng mạnh chưa từng thua trận. Áng hùng văn của vua Trần Nhân Tông cho hậu thế nhận thấy hào khí Đông A hoành tráng đồng thời lời văn cũng lên án tội ác kẻ thù. Lá thư ngoại giao nhưng là bản luận tội Hốt Tất Liệt, chính y là kẻ dã tâm gây nên cuộc chiến tàn ác chứ không hẳn vạch trần tội ác diệt chủng dã man của đám tàn quân mà y sai đi xâm lược Đại Việt. Đối lập với tội ác mà quân Nguyên Mông gây nên với dân chúng Đại Việt là tấm lòng từ bi, nhân ái, vị tha, rộng lượng khoan hòa của vua Trần, nhân cách Đại Việt, bởi vua Trần Nhân Tông hiểu rõ “oán chồng oán thì oán hận chất chồng” không thể lấy chiến tranh để dập tắt chiến tranh, nên khởi phát “hiếu sinh từ bi” xóa nhòa chinh chiến. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phật giáo cùng chung nhận định, áng hùng văn gửi sứ bộ Đại Việt đến Hoàng đế Nguyên Mông sau khi quân Nguyên Mông bại trận ở chiến trường Đại Việt là một trong những ảnh hưởng sâu sắc của giáo lý Phật giáo trong cung cách hành xử việc đời không chỉ riêng đối với vua Trần Nhân Tông mà còn đối với Đại Việt và triều đình cùng các vương hầu như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng, Thái sư Trần Quang Khải cho đến những người lính và người dân Đại Việt. Áng hùng văn luận tội ác “trời không dung, đất không tha” của đám binh tướng Nguyên Mông trong hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của vua Trần Nhân Tông biểu thị lòng nhân ái của nhà vua bằng cách tha các tù binh (kể cả tướng nhà Nguyên) mà quân dân Đại Việt bắt được trong hai cuộc chiến khốc liệt.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã ghi khi tướng Trần Bình Trọng vì triều đình nhà Trần và vì quốc gia Đại Việt thà chết chứ không chịu khuất phục quân Nguyên Mông, ông đã nhổ bọt vào mặt quân thù rồi với khí phách cương cường cùng câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Hay tin Trần Bình Trọng bị giặc sát hại, vua Trần Nhân Tông đã vật vã thương khóc. Còn lúc anh hùng Trần Quốc Toản hy sinh tại chiến trường Như Nguyệt, vua Trần Nhân Tông đã thức trắng đêm viết bài văn tế với lời thương tiếc vô hạn người bề tôi anh dũng kiên cường của mình.
Sáu tháng sau khi quét sạch quân thù ra khỏi đất nước, vua Trần Nhân Tông đã thực hiện một số biện pháp nội trị và ngoại giao nhằm ổn định và nâng cao tiềm lực chiến đấu của dân tộc. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại: Bước qua năm sau, trong khi quân dân Đại Việt tưng bừng tổ chức lễ tết năm Bính Tuất, mà tết năm Ất Dậu họ đã không có dịp ăn mừng vì phải dồn sức chiến đấu với đội quân xâm lược Thoát Hoan, việc đầu tiên vua Trần Nhân Tông làm “Mùa xuân tháng Giêng, thả quân Nguyên về nước”. Số quân Nguyên Mông này là do quân ta bắt được trong các chiến dịch khác nhau, đặc biệt là chiến dịch Tây Kết do chính vua Trần Nhân Tông chỉ huy và bắt được trên 5 vạn quân giặc. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật