UOB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam do bão Yagi
Theo báo cáo mới phát hành của ngân hàng Singapore United Overseas Bank, đà tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong nửa đầu năm khó duy trì trong thời gian còn lại năm nay vì ảnh hưởng bởi bão Yagi, các nỗ lực tái thiết và nền so sánh cao vào nửa cuối 2023.
Dự kiến ảnh hưởng từ cơn bão này sẽ được cảm nhận rõ hơn vào cuối quý III và đầu quý IV ở phía Bắc, thể hiện qua việc sản lượng sụt giảm và các cơ sở sản xuất, nông nghiệp và các dịch vụ bị hư hỏng.
Vì vậy, kinh tế quý III và IV sẽ chậm lại lần lượt ở mức 5,7% và 5,2%, giảm so với dự báo trước đó là 6% và 5,4%. Vào quý II, GDP tăng đến 6,93%.
"Tuy nhiên, ngoài những gián đoạn tạm thời này, các yếu tố cơ bản dài hạn vẫn khá vững chắc", báo cáo nhận định. Kết quả tăng trưởng cả năm nay dù có thể giảm 0,1 điểm % so với dự báo trước nhưng vẫn là "sự phục hồi tích cực" so với 2023, theo UOB.
Trước đó, theo ước tính sơ bộ của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, sau khi quét qua 26 địa phương, nơi chiếm khoảng 41% GDP và 40% dân số đất nước. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dự báo tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương chậm lại. GDP 2024 vì thế có thể giảm 0,15% so với kịch bản không có bão, ước đạt 6,8-7%.
Bất chấp tác động từ cơn bão và tỷ giá VND phục hồi đáng kể từ tháng 7, UOB cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5% và tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cùng các biện pháp hỗ trợ khác.
Tuy nhiên, có hai áp lực cần chú ý. Một là rủi ro lạm phát, khi CPI toàn phần 8 tháng đầu năm tăng 4% so với cùng kỳ 2023, gần mục tiêu 4,5%. Áp lực tăng giá có thể tăng sau gián đoạn trong sản lượng nông nghiệp, vì thực phẩm chiếm 34% trọng số CPI, theo nhà băng này.
Cùng với đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 có thể làm tăng khả năng và áp lực đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc cân nhắc nới lỏng chính sách một cách tương tự.
Điểm tích cực là VND đã có mức tăng theo quý lớn nhất kể từ năm 1993, phục hồi 3,2% đạt mức 24.630 đồng đổi một USD. Áp lực bên ngoài từ sức mạnh của USD đang bắt đầu giảm dần khi Fed khởi động chu kỳ nới lỏng tiền tệ, trong khi các yếu tố nội tại cho thấy sự ổn định hơn nữa của VND. Tuy nhiên, đà tăng thêm của VND từ đây khó có thể diễn ra với tốc độ tương tự như quý III, theo UOB.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 23.01.2024 | 14:20 PM
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình: Đến năm 2050 có nền kinh tế phát triển thịnh vượng 30.12.2023 | 08:41 AM
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 20.12.2023 | 10:04 AM
- Kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2019 04.04.2019 | 09:40 AM
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 19.03.2019 | 10:43 AM
- Tập trung nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư công 12.03.2019 | 11:11 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh