Việt Nam tích cực duy trì tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các nữ quân nhân Việt Nam tích cực giới thiệu văn hóa, ẩm thực của đất nước với bạn bè quốc tế. (Ảnh: ĐCB3)
Ngày 31/10, Phái bộ an ninh lâm thời Liên hợp quốc tại Abyei (UNISFA) tổ chức lễ kỷ niệm 24 năm Nghị quyết 1325 (2000) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Nghị quyết 1325 (2000) là văn kiện đầu tiên và hợp pháp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về việc yêu cầu các bên trong xung đột ngăn chặn các vi phạm về quyền của phụ nữ, hỗ trợ sự tham gia của phụ nữ trong việc thỏa thuận hòa bình và tái thiết hậu xung đột và bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi lạm dụng tình dục trong thời gian xung đột.
Sự kiện toàn cầu này nhằm thúc đẩy xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới, cũng như đẩy mạnh sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và cung cấp tài chính cho xây dựng hòa bình có đáp ứng giới. Sự kiện là cơ hội dành cho các lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, các nước cử quân, các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức phụ nữ, các chuyên gia kiến tạo hòa bình và các bên liên quan khác tham gia chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hòa bình.
Lễ kỷ niệm 24 năm Nghị quyết 1325 (2000) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh được tổ chức tại Phái bộ UNISFA. (Ảnh: ĐCB3).
Tham dự sự kiện, các nữ quân nhân của Đội Công binh số 3 của Việt Nam có dịp chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam với các đồng nghiệp quốc tế trong việc thực hiện Nghị quyết số 1325 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngoài ra, Đội Công binh số 3 cũng quảng bá hình ảnh phụ nữ Việt Nam trong tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, giới thiệu ẩm thực Việt Nam tới chỉ huy và bạn quốc tế đang thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNISFA.
Việt Nam là một trong những nước đi đầu về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình. Theo Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, kể từ năm 2014 đến nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã triển khai 18/119 lượt nữ quân nhân theo hình thức cá nhân, chiếm tỉ lệ 15,12%. Tỷ lệ nữ triển khai theo hình thức đơn vị là 129/930, đạt 13,87%. Trong khi tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là 12%. Việt Nam phấn đấu duy trì tỷ lệ nữ ngày càng tăng theo mục tiêu của Liên hợp quốc đề ra./.
Theo Dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới 29.06.2022 | 22:16 PM
- Người Việt Nam ở nước ngoài trao đổi kinh nghiệm dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ 29.06.2021 | 10:01 AM
- Thăm hỏi, động viên các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Israel sau xung đột chiến sự 28.05.2021 | 14:42 PM
- Ca Covid-19 tử vong đầu tiên ở Lào là người Việt 10.05.2021 | 08:13 AM
- Tham tán Đỗ Thanh Hải: Đã đưa gần hết người Việt ở Ấn Độ về nước 26.04.2021 | 14:00 PM
- Lao động Việt Nam được gia hạn lưu trú ở Hàn Quốc thêm 1 năm 15.04.2021 | 16:44 PM
- Nghị sĩ cam kết đảm bảo an ninh cho người Việt tại Mỹ 15.04.2021 | 10:10 AM
- Nạn nhân gốc Việt chiếm hơn 8,5% số vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á 08.04.2021 | 08:38 AM
- Hai chuyến bay đưa người Việt ở Myanmar về nước 08.03.2021 | 17:16 PM
- Cộng đồng người Việt tại Lào đón Tết Nguyên tiêu, cầu quốc thái dân an 26.02.2021 | 15:16 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả