Ứng dụng quản lý người cách ly tại nhà hoạt động thế nào
TP HCM sẽ triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm Covid-19 bằng ứng dụng VHD. Hệ thống này được phát triển dựa trên nền tảng khai báo nhập cảnh đã được sử dụng từ tháng 3/2020.
Người được cách ly tại nhà phải tải về smartphone ứng dụng VietNam Health Declaration (VHD) từ cửa hàng CH Play hoặc App Store. Ở trang chủ, ngoài phần khai báo y tế nhập cảnh hoặc khai báo nội địa, ứng dụng có thêm mục "Đăng ký khai báo". Người được cách ly tại nhà cần điền đầy đủ thông tin cá nhân vào mục này, sau đó đăng ký khuôn mặt và định vị GPS.
Sau khi đăng ký xong các thông tin, ứng dụng sẽ cập nhật thời gian người dùng cần khai báo y tế trong ngày. Việc khai báo vào thời điểm nào sẽ do cơ quan quản lý địa phương, tuỳ theo điều kiện cụ thể, sẽ sắp xếp sao cho thuận tiện nhất cho cả người được theo dõi cách ly lẫn đội ngũ giám sát. Ở ngoài màn hình chính, đồng hồ sẽ đếm ngược thời gian đến lần khai báo tiếp theo.
Quy trình khai báo y tế tại nhà qua VHD gồm ba bước. Đầu tiên, người dùng cập nhật các thông tin về tình trạng sức khoẻ hiện tại. Nếu có các triệu chứng về sốt, ho, khó thở, khan, rát cổ họng hay đau, mỏi người, người dùng chỉ cần tích vào ô vuông và gửi đi. Nếu không có dấu hiệu, có thể nhấn tiếp theo để đến bước hai.
Sau khi cập nhật xong tình trạng sức khoẻ, người được cách ly tại nhà phải "check in" bằng nhận dạng khuôn mặt đã đăng ký trước đó. Bước cuối cùng là bật định vị GPS. Hai phương thức xác thực này nhằm đảm bảo người đang theo dõi cách ly không rời khỏi nhà và tránh gian lận.
Nếu đến thời gian khai báo y tế mà người dùng chưa thực hiện ba bước trên, ứng dụng sẽ gửi thông báo đến người dùng. Cùng lúc đó, hệ thống cũng thông báo đến cơ quan quản lý và cán bộ y tế, công an phường đang theo dõi người được cách ly để đến ghi nhận tình hình.
Người được cách ly tại nhà phải "check in" hàng ngày bằng nhận dạng khuôn mặt để tránh gian lận.
Trong thời gian cách ly tại nhà, nếu có triệu chứng nào bất thường, người dân có thể chủ động vào khai báo y tế, không cần chờ đến thời gian quy định. Thông tin sẽ được gửi đến cơ quan y tế gần nhất. Thông qua phần mềm, nhân viên y tế trực tiếp theo dõi những trường hợp cách ly tại nhà cập nhật được tình hình sức khoẻ từng người và theo dõi việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Lịch sử mỗi lần khai báo đều lưu lại trên ứng dụng dưới dạng mã QR kèm thông tin về ngày giờ thực hiện khai báo. Dữ liệu của người dân khi dùng ứng dụng sẽ được tập trung về Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch. Việc ai có thể truy cập dữ liệu và lưu dữ liệu trong bao lâu sẽ do Ban chỉ đạo quyết định vào chịu trách nhiệm.
Màn hình chính của ứng dụng VHD sẽ đếm ngược thời gian đến lần khai báo y tế tiếp theo cho người dùng. Ứng dụng cũng sẽ gửi thông báo nếu người dùng quên khai báo.
Ông Lưu Thế Anh, Phó giám đốc trung tâm Viettel Solutions - đơn vị phát triển VHD - cho biết, trước khi được sử dụng trên diện rộng, ứng dụng đã được thực hiện thí điểm tại một số phường. "Việc đăng ký lịch khai báo trong ngày, sau đó, gửi thông báo đến người dùng và cơ quan quản lý khi ai đó chưa thực hiện khai báo trong khung thời gian đăng ký là hoàn toàn khả thi. Khi triển khai trên diện rộng, ứng dụng ở một điểm hay 24 quận huyện trong toàn thành phố đều hoạt động ổn định như nhau", ông Thế Anh khẳng định.
Nếu người cách ly tại nhà không dùng smartphone, vẫn có thể đăng ký qua số điện thoại. Hàng ngày sẽ có đội ngũ y tế đến kiểm tra việc thực hiện tự cách ly và cập nhật tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên, lựa chọn này sẽ tốn thời gian và nhân lực hơn.
Trước đó, Sở TT&TT TP HCM cũng đề xuất sử dụng vòng tay thông minh để giám sát người tự cách ly tại nhà. Biện pháp này có thể áp dụng với cả những người không có điều kiện dùng điện thoại. Theo đơn vị phát triển phần mềm, về mặt kỹ thuật, việc tích hợp thông tin từ vòng tay thông minh vào ứng dụng là hoàn toàn khả dĩ. Tuy nhiên, việc có ứng dụng giải pháp này không hoặc ứng dụng như thế nào phải tuỳ tình hình thực tế.
Theo ông Lưu Thế Anh, thách thức lớn nhất khi triển khai ứng dụng theo dõi cách ly tại nhà là quy mô dịch bệnh ở TP HCM đang khá lớn. Việc đào tạo, hướng dẫn cán bộ và người dân dùng ứng dụng khó khăn hơn bình thường.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng