Việt Nam sẽ có thêm 2-4 tuyến cáp viễn thông quốc tế
Yêu cầu phát triển hạ tầng viễn thông được nêu trong Quy hoạch Hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Chính phủ phê duyệt và Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tháng này. Theo đó, định hướng phát triển của hạ tầng là mạng viễn thông băng rộng đảm bảo dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại. Hạ tầng Internet vạn vật được tích hợp rộng rãi, phục vụ tốt chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh quốc phòng. Một trong các yêu cầu phát triển đến năm 2025 là Việt Nam sẽ thực hiện triển khai, đầu tư thêm 2-4 tuyến cáp viễn thông quốc tế.
Riêng với cáp quang biển, phương án phát triển là các tuyến sẽ có điểm cập bờ tại vị trí thuận lợi, ưu tiên những vị trí đã có trạm cập bờ và cần có kết nối đến các huyện đảo, đảo lớn của Việt Nam. Trong quy hoạch, sẽ có một tuyến cáp tại khu vực Vịnh Thái Lan, có kết nối ra đảo Phú Quốc và các đảo lớn.
Bên cạnh đó, quy hoạch cũng yêu cầu duy trì, nâng cấp các tuyến cáp quang đất liền hiện có. Đến 2025, tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trên tất cả tuyến cáp quang đất liền và biển đạt khoảng 60 Tb/giây.
Các công trình này dự kiến "bảo đảm kết nối dung lượng lớn, tốc độ cao từ Việt Nam đi quốc tế, san tải với các tuyến cáp quốc tế hiện có, làm tăng độ an toàn của mạng lưới" và "bảo đảm chất lượng kết nối Internet của người dùng không bị ảnh hưởng trong mọi tình huống".
Ngoài ra, quy hoạch cũng yêu cầu về mạng băng rộng cố định đến 2025 đảm bảo 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang, 90% người dùng có thể truy cập Internet cố định tốc độ 200 Mb/giây, 90% tổ chức kinh tế-xã hội truy cập với tốc độ 1 Gb/giây.
Về Internet di động, tốc độ tải xuống trung bình cần đạt tối thiểu 40 Mb/giây cho mạng 4G, 100 Mb/giây cho mạng 5G. 100% người dân ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.
Thời gian qua, hạ tầng Internet tại Việt Nam được đánh giá là còn nhiều hạn chế so với quy mô người dùng và dân số. Việt Nam hiện kết nối với thế giới qua 5 tuyến cáp quang biển, với dung lượng khoảng 18,7 Tb/giây, nhưng liên tục gặp gián đoạn. Tháng 1 năm ngoái, sự cố với cả 5 tuyến đã gây mất khoảng 75% dung lượng đường truyền, khiến việc truy cập của nhiều người gặp khó khăn.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai