Mạng xã hội tại Việt Nam phải công khai cách phân phối nội dung
Tại hội nghị phổ biến Nghị định 147 ngày 28/11 ở Hà Nội, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định trong thời gian dài, một số mạng xã hội "lập lờ về thuật toán phân phối nội dung". Trên một số mạng xã hội, nhiều nội dung xấu được lan truyền, tạo xu hướng, theo ông Do có thể do được "bơm đẩy", trong khi nội dung tích cực thì không.
Đây là một trong những lý do Nghị định 147 bổ sung quy định yêu cầu các mạng xã hội phải mô tả quy trình, cách thức phân phối nội dung và công bố công khai trong Thỏa thuận cung cấp dịch vụ/Tiêu chuẩn cộng đồng. Ngoài ra, họ cũng có trách nhiệm cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an.
"Người dùng và cơ quan quản lý có quyền biết quan điểm tạo 'trend' của các nền tảng như thế nào", ông Do nói. "Nếu mạng xã hội tạo xu hướng với nội dung độc hại sẽ phải bị xử lý, bị người dùng tẩy chay".
Theo Cục trưởng, người dùng mạng xã hội "miễn phí", nhưng thực tế đang trả quyền lợi cho các nền tảng bằng cách nào đó. Ví dụ, nhờ có người dùng mà nền tảng có thể phân phối quảng cáo. Vì vậy theo ông, họ cần được đối xử như khách hàng.
"Bán sản phẩm gì phải thông báo cho người mua về sản phẩm đó, để họ xem có phù hợp không", ông ví von với việc công khai cách thức phân phối nội dung.
Ngoài ra, Nghị định 147 cũng bổ sung trách nhiệm của nền tảng trong việc phải xác thực người dùng bằng số điện thoại tại Việt Nam. Họ cũng được yêu cầu xác thực và gắn biểu tượng đã xác thực, như tích xanh, cho tài khoản, trang, kênh của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có pháp nhân tại Việt Nam và người có ảnh hưởng khi nhận được đề nghị.
"Đây là trách nhiệm, chứ không phải là xin cấp tích xanh", ông Do nhấn mạnh.
Theo nghị định mới, những tài khoản đã xác thực mới có thể đăng bài, bình luận. Đặc biệt với tính năng livestream, ngoài số điện thoại, người dùng cũng phải xác thực bằng số định danh cá nhân, nhằm ngăn chặn tình trạng livestream bán hàng vi phạm pháp luật.
Các mạng xã hội cũng sẽ phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm chậm nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chức năng. Việc khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung, không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập cũng phải được thực hiện chậm nhất 24 giờ tính từ khi được yêu cầu.
Nghị định 147 có hiệu lực từ ngày 25/12.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%