Khó khăn trong phân loại rác thải tại nguồn
Nơi tích cực, chỗ thờ ơ!
Từ nhiều năm qua, mỗi cuối tuần, người dân các thôn ở xã Duy Nhất (Vũ Thư) lại í ới gọi nhau xách bao, túi, thùng đi “tặng rác” cho tổ Phụ nữ để bán, lập quỹ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nghèo. Chị Vũ Thị Thương, Chi hội Trưởng Chi hội phụ nữ thôn Văn Lang, xã Duy Nhất chia sẻ: Bà con đã quen với hình ảnh “xe thu gom rác tái chế" của Hội phụ nữ, nên xe đẩy đến đâu, bà con tự mang các loại chai lọ, sách báo cũ, vỏ lon… ra xếp gọn gàng lên xe. Từ nhiều năm nay, kể từ khi phong trào thu gom rác thải, PLRT tại nguồn được phát động, chị em phụ nữ trong các thôn xóm hưởng ứng tích cực. 6 tháng đầu năm 2019, hoạt động từ mô hình đã thu gom được gần 1 tấn phế liệu các loại, số tiền thu được đưa vào quỹ tiết kiệm tặng phụ nữ nghèo và trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2018, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Thái Bình triển khai thí điểm mô hình “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn” tại phường Phú Khánh và Bồ Xuyên. Hội đã trao tặng 60 thùng rác với 2 ngăn chứa rác vô cơ và hữu cơ cho 60 gia đình hội viên phụ nữ. Mô hình đã phát huy tác dụng, làm thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ trong việc PLRT tại nguồn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tuy nhiên đây chỉ là mô hình thí điểm và chưa được nhân ra diện rộng.
Cứ khoảng 6 giờ tối, chị Nguyễn Thị Quế, Khu đô thị Petro lại đem túi nilon đựng rác thải sinh hoạt của gia đình để trước cửa nhà, sau đó xe thu gom rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường công trình và Đô thị Thái Bình đến thu gom đưa về nơi xử lý. Chị Quế cho biết: Tất cả rác sinh hoạt, thức ăn thừa, bát vỡ cho đến bóng đèn hỏng... đều được gói gọn trong một chiếc túi, không hề có sự phân loại nào. Nếu chúng tôi có phân loại tại nhà thì nhân viên thu gom cũng để lẫn vào nhau. Chị Trần Thị Thoa, nhân viên thu gom rác thải tại phường Trần Lãm (thành phố) cho biết, việc phân loại rác tại nguồn của người dân hiện nay hầu như là không có. Tất cả rác đều được để trong túi nilon, nhiều nơi người dân vứt ra ngay bên đường.
Cơ chế, chính sách đồng bộ
Mỗi ngày, toàn tỉnh thải ra khoảng 700 – 800 tấn rác thải rắn sinh hoạt. Phần lớn trong số đó được thu gom, xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tại các bãi rác; một phần rất nhỏ được phân loại, tái sử dụng. Hiện, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có Nhà máy xử lý rác thải thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) do Công ty Cổ phần Thương mại Thành Đạt vận hành và xử lý tái chế rác thải sinh hoạt thành hạt nhựa và phân bón hữu cơ. Nhà máy xử lý rác thải cho 16 xã, thị trấn huyện Quỳnh Phụ, với công suất 50 tấn/ngày. Rác thải được đưa về nhà máy, sau đó phân loại thành rác hữu cơ, rác vô cơ, chất thải rắn. Qua hệ thống, rác hữu cơ được xử lý thành phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao phục vụ nông nghiệp, giá thành thấp; túi nilon được tái chế thành hạt nhựa, với trên 18.000 tấn nhựa/năm cung cấp cho các nhà máy chế biến nhựa công nghiệp. Ông Hoàng Văn Ngoạn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Công tác phân loại rác thải từ nguồn trên địa bàn tình hiện mới chỉ dừng lại ở việc các hộ dân phân loại một số rác thải có thể tái chế, còn những rác thải khác vẫn đang được gom bỏ chung; người dân chưa có thói quen phân loại rác, lúng túng trong việc nhận diện các loại chất thải. Để việc triển khai PLRT có hiệu quả thì cần 2 xe để thu gom, 2 ô tô vận chuyển và 2 cơ sở xử lý riêng. Người dân đã phân loại rác, nhưng đơn vị thu gom đổ chung các loại rác vào cùng một xe vận chuyển thì việc PLRT không còn hiệu quả. Hơn nữa việc triển khai PLRT tại nguồn lại thực hiện không đồng bộ tại tất cả các địa phương nên không tạo được tính liên tục và thói quen cho người dân. Mặt khác, công tác tổ chức lại hệ thống thu gom còn nhiều khó khăn do có nhiều cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom.
Để việc PLRT dần trở thành ý thức thường ngày của người dân, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về PLRT tại nguồn, các địa phương cần tăng cường nguồn lực, đầu tư trang thiết bị cho hoạt động phân loại rác thải và thu gom rác thải theo phân loại. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các đơn vị, thành phần tư nhân tham gia việc PLRT; đầu tư các cơ sở tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế toàn bộ lượng rác thải được phân loại sơ bộ từ nguồn. Tỉnh cần có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, phù hợp vào xử lý rác thải sinh hoạt, qua đó góp phần bảo đảm môi trường sống sạch, đẹp.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- 56 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đợt 2 tại Thái Bình 31.08.2020 | 16:37 PM
- Thủ khoa sau khi "vấp ngã" 29.08.2020 | 06:28 AM
- Liên đoàn Lao động Thành phố: Tuyên dương, khen thưởng 93 học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập 28.08.2020 | 17:57 PM
- Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo 28.08.2020 | 18:02 PM
- Trao kinh phí hỗ trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo 28.08.2020 | 14:51 PM
- Đông La: Tiếp nhận gần 93 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 28.08.2020 | 14:52 PM
- Tặng hơn 60.000 khẩu trang cho người dân 29.08.2020 | 20:51 PM
- Nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão 28.08.2020 | 10:32 AM
- Tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó 27.08.2020 | 19:52 PM
- Huyện đoàn Quỳnh Phụ triển khai phong trào "Thanh niên tình nguyện – Ngại gì Covid" 27.08.2020 | 19:53 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai