Tình hình dịch Covid-19 ở Đông Nam Á ngày càng “nóng”
Châu Á
Tại Đông Nam Á, tình hình dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thái Lan ghi nhận thêm 4.786 ca nhiễm mới, thêm 53 trường hợp tử vong - mức cao nhất theo ngày kể từ đầu mùa dịch. Người dân nước này sẽ có cơ hội lựa chọn tiêm vắc xin dịch vụ phòng Covid-19 trong quý IV-2021 nếu không muốn chờ vắc xin miễn phí của chính phủ, sau khi các bệnh viện tư nhân nhận được vắc xin của hãng Moderna vào đầu tháng 10. Giá tiêm dịch vụ vắc xin Moderna (2 liều) vào khoảng 106 USD.
Về phần mình, Indonesia ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất, với 21.807 ca, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 2.178.272 ca. Nước này có thêm 467 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 58.491 ca. Để ứng phó, chính phủ Indonesia sẽ áp dụng lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng khẩn cấp từ ngày 3-7 đến 20-7 với mục tiêu giảm số ca nhiễm mới xuống còn 10.000 ca/ngày.
Theo đó, 121 quận/huyện và thành phố trên đảo Java và Bali sẽ bị phong tỏa. Cụ thể, 100% công chức, nhân viên làm việc trong các lĩnh vực không thiết yếu phải làm việc tại nhà. Các trung tâm thương mại, đền thờ Hồi giáo, công viên và phòng trưng bày phải đóng cửa. Các cửa hàng tiện ích, siêu thị, chợ truyền thống được mở cửa đến 20h hằng ngày và hoạt động tối đa 50% công suất. Các quán ăn chỉ được bán đồ mang về. Các phương tiện giao thông công cộng hoạt động ở mức 70% công suất. Du khách nội địa đi đường dài trước khi sử dụng phương tiện công cộng như máy bay, tàu hỏa phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm vắc xin ngừa Covid-19, giấy xét nghiệm PCR có kết quả âm tính.
Trong khi đó, Malaysia ghi nhận 62 ca tử vong do Covid-19, đưa tổng số người tử vong vì dịch bệnh tại nước này tính riêng trong tháng 6 lên 2.377 người, tăng hơn 84% so với tháng 5 (1.290 người) và gấp hơn 5 lần so với tổng số người tử vong vì Covid-19 trong cả năm 2020 (471 người). Nước này cũng ghi nhận 6.276 ca mắc mới, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới hằng ngày trên mức 6.000 ca, sau 5 ngày liên tiếp khoảng 5.000 ca.
Ở Campuchia, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu khi số ca mắc mới và tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua ở mức cao nhất kể từ đầu dịch. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 50.000 ca với việc có thêm 1.130 ca mới (bao gồm cả 139 ca nhập cảnh). Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc Covid-19 trong một ngày tại Campuchia ở mức 4 chữ số. Số ca tử vong cũng cao chưa từng thấy với 27 trường hợp. Trong bối cảnh đó, nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm phòng vắc xin để đưa nền kinh tế sớm hoạt động bình thường trở lại, thêm 6 tỉnh của Campuchia khởi động chiến dịch tiêm phòng cho công nhân ngành may mặc và người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.
Lào tiếp tục ghi nhận các ca mắc Covid-19 tại các tỉnh ngoài thủ đô Viêng Chăn, đặc biệt lần đầu Lào ghi nhận biến thể Delta. Bộ Y tế Lào trên kêu gọi người dân tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng, chống dịch, nhanh chóng thông báo cho nhà chức trách nếu phát hiện trường hợp nghi nhập cảnh trái phép để sớm ngăn chặn các nguy cơ bùng phát dịch mới. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 2.121 ca mắc Covid-19 và 3 người tử vong.
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong hai tháng trở lại đây với 794 ca, trong đó có 759 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên thành 156.961 người.
Trước những quan ngại về biến thể Delta và và tâm lý lơ là phòng dịch của người dân, giới chức y tế Hàn Quốc đã quyết định áp dụng các biện pháp phòng dịch tăng cường đối với các cơ sở dễ phát sinh lây nhiễm (như nhà hàng, quán cà phê và phòng tập thể dục trong nhà) ở khu vực thủ đô trong hai tuần (đến ngày 14-7). Quyết định này đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm tăng trở lại nhanh chóng ở xứ Kim chi, đặc biệt xuất hiện thêm loạt các ổ lây nhiễm tập thể ở khu vực Seoul và một số vùng phụ cận như tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon.
Ấn Độ tiếp tục cấm các chuyến bay thương mại quốc tế đi và đến nước này - trừ máy bay chở hàng quốc tế hoặc các chuyến bay đặc biệt - tới hết ngày 31-7. Trong khi đó, nước láng giềng Bangladesh sẽ triển khai quân đội thực thi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt kể từ ngày hôm nay (1-7), trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại nước này đang gia tăng do sự xuất hiện của biến thể Delta. Đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 904.436 ca nhiễm, trong đó có 14.388 người không qua khỏi.
Châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí bổ sung Canada cùng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ khác vào danh sách các nước và vùng lãnh thổ được đi lại mà không cần lý do thiết yếu. Danh sách mới có thêm Armenia, Azerbaijan, Bosnia - Herzegovina, Brunei, Canada, Jordan, Kosovo (Serbia), Moldova, Montenegro, Qatar và Saudi Arabia. Trong khi đó, Anh không có tên trong danh sách do số ca bệnh vẫn tăng vọt.
Tại Pháp, cố vấn khoa học hàng đầu của Chính phủ Pháp, Giáo sư Jean-François Delfraissy, nhận định quốc gia châu Âu này có thể đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 4 do sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc triển khai tiêm vắc xin sẽ giúp giảm thiểu tác động của làn sóng dịch mới, mà theo dự báo của nhiều chuyên gia y tế, có thể tấn công Pháp vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới.
Pháp đã dỡ bỏ hầu hết hạn chế áp đặt từ tháng 4 vừa qua đối với các nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng và các địa điểm công cộng. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn đang được gia hạn tại các khu vực Tây Nam do sự lây lan của biến thể Delta. Nước Pháp đang trong quá trình mở cửa lại theo từng giai đoạn. Dự kiến, vào ngày 9-7 tới, các hạn chế liên quan đến hộp đêm sẽ được dỡ bỏ.
Nga ghi nhận có thêm 669 ca tử vong do Covid-19, mức trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Cộng hòa Séc ghi nhận số ca mắc mới gia tăng trở lại sau khi giảm đều đặn trong gần 3 tháng qua.
Châu Mỹ
Tại Mỹ, trong cuộc phỏng vấn trên kênh CNBC, tỷ phú Warren Buffett nhận định hậu quả kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây ra đối với các doanh nghiệp nhỏ là không đồng đều và không thể đoán định khi nào dịch bệnh kết thúc. Tuy nhiên, ông đánh giá người dân và doanh nghiệp đã ứng phó tốt hơn dự báo, cho rằng đại dịch dù hủy hoại hy vọng của người dân song lại tạo ra “thành công tuyệt vời” đối với một số doanh nghiệp.
Vị tỷ phú 90 tuổi lừng danh nước Mỹ cũng nhấn mạnh, bài học lớn nhất ông rút ra từ đại dịch là thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống khẩn cấp sắp xảy ra.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn