Số ca mắc mới ở Hong Kong (Trung Quốc) có xu hướng giảm, phát triển vaccine kép chống COVID-19 và cúm
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 80,99 triệu ca mắc và hơn 986.600 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 12.300 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 8/3, nước này ghi nhận tổng cộng trên 42,97 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 515.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19.
Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 652.400 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 29,06 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.
Quần đảo Chatham, một quần đảo xa xôi thuộc lãnh thổ New Zealand, đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên 2 năm sau khi đại dịch bùng phát trên thế giới. Hội đồng y tế quận Canterbury (DHB) xác nhận 2 cư dân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hiện đã được cách ly và hỗ trợ. DHB sẽ phân phát kit xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 cho các cư dân sinh sống tại đây vào tuần này, trong khi các cơ sở y tế vẫn duy trì việc triển khai tiêm vaccine. Hiện hơn một nửa cư dân ở Chatham đã được tiêm mũi tăng cường, so với mức trung bình cả nước là 73%.
Quần đảo Chatham, cách đất liền của New Zealand hơn 800 km về phía Đông, là nơi sinh sống của khoảng 600 cư dân. Người dân tại đây cũng tuân thủ các biện pháp chống dịch do New Zealand quy định dù trước đó chưa từng ghi nhận ca mắc COVID-19 nào.
Ngày 8/3, Bộ Y tế New Zealand cho biết, nước này có thêm 23.936 ca mắc COVID-19 mới. Kể từ khi dịch bùng phát, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 264.255 ca nhiễm. Quốc gia này hiện đang chuyển sang trạng thái "đỏ", mức cao nhất trong khung chống dịch COVID-19. Theo quy định của mức độ này, người dân phải đeo khẩu trang trong nhà và các buổi tụ tập được giới hạn dưới 100 người.
Ngày 8/3, New Zealand ghi nhận 23.936 ca mắc COVID-19 mới.
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã phát triển một loại vaccine có tác dụng kép đối với cả virus SARS-CoV-2 và virus gây bệnh cúm. Loại vaccine mới mang tên là AdC68-CoV/Flu do các nhà nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán, Thượng Hải điều chế. Họ đã phát triển một kháng nguyên bằng cách kết hợp vùng kết nối kháng nguyên SARS-CoV-2 với cuống được bảo tồn virus cúm H7N9.
Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy, vaccine mới đã tạo ra cả kháng thể chống SARS-CoV-2 và kháng thể chống virus cúm H7N9, chủng cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm sang người. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành thêm các thử nghiệm và hứa hẹn đây có thể là loại vaccine giúp kiềm chế các đại dịch về bệnh đường hô hấp do virus gây ra.
Ngày 8/3, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận 28.475 ca mắc mới, là ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận số ca giảm xuống ở mức trên 20.000. Trước đó, Hong Kong ghi nhận trên 50.000 ca/ngày liên tiếp từ ngày 2 - 4/3.
Phát biểu tại cuộc họp báo vào chiều 8/3, ông Âu Gia Vinh, Trưởng khoa bệnh Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Sở Y tế Hong Kong, cho biết, do sự hợp tác của người dân và các biện pháp phòng chống dịch, số ca mắc mới đang có chiều hướng giảm nhưng vẫn phải tiếp tục quan sát từ 1 đến 2 tuần để đánh giá xu hướng của dịch.
Tình hình dịch bệnh ở Hong Kong vẫn đang trong giai đoạn bùng phát cấp tính, sẽ còn nhiều người mắc bệnh và ca bệnh nặng, nguồn lực y tế sẽ cạn kiệt nghiêm trọng và huyết mạch của hoạt động đô thị sẽ bị đe dọa. Hong Kong đang đối mặt với nguy cơ không thể hoạt động bình thường.
Hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia đã chào đón những vị khách du lịch nước ngoài đầu tiên đến mà không cần cách ly. Đây là một phần trong gói các biện pháp nhằm giúp Indonesia khôi phục kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch khi số ca lây nhiễm giảm. Trong chương trình thí điểm, khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ sẽ không phải cách ly bắt buộc ba ngày, mặc dù họ cần phải ở lại Bali trong bốn ngày.
Ngày 8/3, Indonesia ghi nhận 30.148 ca mắc COVID-19 mới, 401 người tử vong. Đến nay, tổng cộng trên 5,8 triệu trường hợp đã nhiễm bệnh, bao gồm hơn 150.800 bệnh nhân thiệt mạng vì COVID-19 ở nước này.
Indonesia đang chuẩn bị lộ trình từng bước chuyển đổi từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu, tức là giai đoạn sống chung với COVID-19. Indonesia sẽ từng bước bình thường hóa các hoạt động cộng đồng thông qua các chính sách kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo tỷ lệ tử vong được duy trì ở mức thấp. Lộ trình chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu đã được chứng minh là có hiệu quả, giúp kiểm soát làn sóng lây lan dịch COVID-19. Hiện tỷ lệ bao phủ vaccine mũi thứ nhất tại Indonesia đã đạt trên 92%, tỷ lệ bao phủ hai mũi là 71% và tỷ lệ tiêm mũi tăng cường là 10%.
Ngày 8/3, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakop cho biết, nước này sẽ bắt đầu chuyển sang coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và mở cửa trở lại biên giới nước này cho du khách quốc tế từ ngày 1/4 tới. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Ismail Sabri cho biết, quyết định trên được đưa ra là nhờ sự thành công của chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19, từ đó giúp nước này có thể trở lại gần như cuộc sống bình thường sau 2 năm chiến đấu chống đại dịch. Khi COVID-19 được coi là bệnh đặc hữu, những du khách đã tiêm chủng đầy đủ sẽ không cần phải cách ly khi nhập cảnh vào Malaysia, họ sẽ chỉ cần xét nghiệm trước khi khởi hành và khi đến Malaysia.
Nhà lãnh đạo Malaysia cũng thông báo nới lỏng một số hạn chế như cho phép các nhà hàng hoạt động qua 24h và dỡ bỏ giới hạn 50% sức chứa đối với các sự kiện tập trung đông người. Tuy nhiên, Malaysia vẫn áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng và sử dụng ứng dụng quản lý dịch COVID-19 theo như yêu cầu khi tới các tụ điểm tại nước này.
Hàn Quốc đã trải qua 5 liên tiếp số ca mới vượt quá 200.000 ca/ngày.
Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 8/3 cho biết, số ca COVID-19 nặng và nguy kịch đã lên tới mức cao nhất trong 2 tháng qua, trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan nhanh ra khắp cả nước, gây ra nhiều ổ dịch mới. KDCA đã ghi nhận 202.714 ca mới trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mới vượt quá 200.000 ca/ngày.
Biến thể Omicron đã làm số ca nhiễm tăng nhanh chưa từng thấy tại Hàn Quốc trong vài tuần gần đây. Tổng số ca nhiễm đã vượt 4 triệu vào ngày 5/3, chỉ 5 ngày sau khi ghi nhận 3 triệu ca. Đầu tháng 2, con số này là 1 triệu ca. Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 186 ca tử vong, nâng tổng số lên 9.282 ca kể từ đầu dịch. Tỷ lệ tử vong là 0,19%.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen tuyên bố sẽ tổ chức Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmei của người Khmer năm 2022 bình thường theo truyền thống. Theo Thủ tướng Hun Sen, việc tiêm chủng vaccine COVID-19 là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế bởi vì nếu không có vaccine và miễn dịch cộng đồng, Campuchia không thể hoạt động kinh tế, không thể mở cửa thị trường đón khách du lịch nước ngoài.
Thủ tướng Hun Sen đưa ra dẫn chứng cụ thể chỉ trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, các điểm du lịch của Campuchia đã đón 190.000 khách du lịch. Thủ tướng Hun Sen khẳng định sẽ tiếp tục chương trình tiêm vaccine COVID-19 và coi tiêm chủng phục vụ kinh tế. Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, đến ngày 7/3, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng vaccine COVID-19 cho 91,83% trong tổng số 16 triệu dân.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành tại các nước trên thế giới, nhiều người vẫn đang phải chống chọi với những triệu chứng rõ ràng của căn bệnh này. Trong loạt dấu hiệu này, khó thở bị xem là triệu chứng nguy hiểm nhất trong suốt 2 năm dịch bệnh vừa qua. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy. Theo các chuyên gia y tế, lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng đến não, tim và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.
Một trong những thách thức lớn nhất mà đội ngũ y tế gặp phải trong đại dịch COVID-19 là bệnh nhân có thể yếu đi nhanh chóng khi không đủ oxy. Virus SARS-CoV-2 đã âm thầm làm giảm lượng oxy bão hòa trong cơ thể bệnh nhân, và sau một thời gian tổn thương, họ sẽ rất khó có thể phục hồi hoàn toàn. Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên tới cơ sở y tế ngay lập tức khi cảm thấy khó thở trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi. Đồng thời, các các bài tập hít thở sâu có thể giúp phục hồi chức năng phổi và hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi sau khi mắc COVID-19.
Bệnh nhân mắc biến thể Omicron có thể lây truyền virus trong ít nhất 6 ngày kể từ khi mắc. Và thời gian lây nhiễm này cũng giống với khi mắc các biến thể SARS-CoV-2 trước đây. Đây là kết quả một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu của những bệnh nhân mới nhiễm Omicron. Kết quả cho thấy, trung bình những người tham gia nghiên cứu không còn virus sau khoảng 6 ngày kể từ khi có xét nghiệm dương tính. Tuy nhiên, 25% các trường hợp vẫn tiếp tục lây lan virus trong hơn 8 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cần thiết của việc đảm bảo tuân thủ các biện phòng dịch như việc đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024