Thứ 3, 19/11/2024, 03:47[GMT+7]

COVID-19 tới 6 giờ sáng 23/5: Thế giới trên 400 ca tử vong; Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch

Thứ 2, 23/05/2022 | 08:08:31
1,215 lượt xem
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 467.252 trường hợp mắc COVID-19 và 472 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 527 triệu ca, trong đó trên 6,3 triệu người tử vong vì đại dịch.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi siêu thị tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 23/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 527.467.233 ca, trong đó có tổng cộng 6.300.197 người tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 497 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 38 triệu ca và trên 39.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 22/5, thế giới có 64 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 38 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế tăng trở lại.

Chú thích ảnh

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia.  

Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Triều Tiên là quốc gia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (với trên 186.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với 80 ca.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược “Không COVID” áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành “Không COVID linh hoạt”. Song Trung Quốc cũng đang khống chế hiệu quả đợt bùng phát này, với việc Thượng Hải công bố kế hoạch mở cửa trở lại một số dịch vụ công thiết yếu sau thời gian phong tỏa.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 22/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 37 ca tử vong. Trong ngày 22/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 4.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (31 ca).

Chú thích ảnh

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran.  

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể sẽ ra quyết định về việc cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna cho trẻ dưới 5 tuổi trong vài tuần tới.

Chú thích ảnh

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản ngày 8/8/2021. 

Phát biểu trong một chương trình của kênh ABC, Tiến sĩ Ashish Jha, điều phối chương trình ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng cho biết: “Hãng Moderna đã hoàn tất đơn xin cấp phép. Hiện các chuyên gia FDA đang xem xét các số liệu báo cáo của hãng”. Ông cho biết thêm quá trình phân tích có thể được hoàn tất trong vài tuần, và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau cuộc họp của các cố vấn chuyên gia của FDA, dự kiến vào tháng 6 tới.

Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành hãng dược phẩm Moderna của Mỹ, ông Ste’phane Bancel cho biết nếu được các cơ quan quản lý Mỹ cho phép, Moderna sẵn sàng cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi từ tháng 6 năm nay.

Hiện nay, trẻ em dưới 5 tuổi của Mỹ chưa được phê duyệt sử dụng vaccine phòng COVID-19. Do đó, nếu FDA cấp phép cho vaccine của Moderna thì đây sẽ là lần đầu tiên các phụ huynh ở Mỹ có thể cho trẻ dưới 5 tuổi đi tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Nghiên cứu cho thấy các liều vaccine của Moderna dành cho trẻ em có liều lượng bằng 1/4 so với liều lượng của người lớn, kích thích các phản ứng miễn dịch một cách an toàn đối với trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine hiện khá khiêm tốn đối với nhóm tuổi này so với người lớn. Moderna hiện đang thử nghiệm một liều tăng cường có điều chỉnh để hướng đến phòng ngừa đồng thời cả biến thể Omicron và virus gốc.

Chú thích ảnh

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản ngày 8/8/2021.  

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể sẽ ra quyết định về việc cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna cho trẻ dưới 5 tuổi trong vài tuần tới.

Phát biểu trong một chương trình của kênh ABC, Tiến sĩ Ashish Jha, điều phối chương trình ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng cho biết: “Hãng Moderna đã hoàn tất đơn xin cấp phép. Hiện các chuyên gia FDA đang xem xét các số liệu báo cáo của hãng”. Ông cho biết thêm quá trình phân tích có thể được hoàn tất trong vài tuần, và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau cuộc họp của các cố vấn chuyên gia của FDA, dự kiến vào tháng 6 tới.


Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành hãng dược phẩm Moderna của Mỹ, ông Ste’phane Bancel cho biết nếu được các cơ quan quản lý Mỹ cho phép, Moderna sẵn sàng cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi từ tháng 6 năm nay.

Hiện nay, trẻ em dưới 5 tuổi của Mỹ chưa được phê duyệt sử dụng vaccine phòng COVID-19. Do đó, nếu FDA cấp phép cho vaccine của Moderna thì đây sẽ là lần đầu tiên các phụ huynh ở Mỹ có thể cho trẻ dưới 5 tuổi đi tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Nghiên cứu cho thấy các liều vaccine của Moderna dành cho trẻ em có liều lượng bằng 1/4 so với liều lượng của người lớn, kích thích các phản ứng miễn dịch một cách an toàn đối với trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine hiện khá khiêm tốn đối với nhóm tuổi này so với người lớn. Moderna hiện đang thử nghiệm một liều tăng cường có điều chỉnh để hướng đến phòng ngừa đồng thời cả biến thể Omicron và virus gốc.

Chú thích ảnh

Người dân di chuyển tại khu phố mua sắm ở Asakusa, Tokyo, Nhật Bản, ngày 22/1/2022.  

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 22/5 ngụ ý rằng chính phủ nước này có thể cần cân nhắc hỗ trợ Triều Tiên đối phó với dịch COVID-19.

Phát biểu trong một sự kiện tại thành phố Niigata, Ngoại trưởng Hayashi cho rằng Tokyo cần hỗ trợ Bình Nhưỡng dù rằng giữa hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức. Ông nhấn mạnh, nếu không giải quyết các đợt bùng phát dịch, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện và lan ra thế giới. Ông nói: “Cả thế giới cần đối mặt với vấn đề này”.

Hồi đầu tháng này, Triều Tiên xác nhận có ca mắc COVID-19 đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát khắp thế giới hơn 2 năm trước. Trong ngày 22/5, Triều Tiên ghi nhận khoảng 186.000 ca sốt, nâng tổng số trường hợp này từ cuối tháng 4 đến nay lên hơn 2,64 triệu ca. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên cũng cho biết trong vòng 24 giờ tính đến 6h sáng 21/5, nước này ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 67 ca.

Ngày 22/5, Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã được tổ chức trực tiếp tại Davos, Thụy Sĩ, sau hai năm gián đoạn kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội nghị có chủ đề “Lịch sử ở giai đoạn bước ngoặt: Chính sách của Chính phủ và Chiến lược của doanh nghiệp”. Hội nghị thường niên WEF 2022 quy tụ hơn 2.500 nhà lãnh đạo và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới nhằm thảo luận, đưa ra các ý tưởng quan trọng, góp phần định hình xu hướng hợp tác và xử lý những vấn đề toàn cầu.

Chú thích ảnh

Biểu tượng Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/5/2022. 

Theo phóng viên  TTXVN tại Geneva, Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF, cho biết: “Sau các cuộc họp trực tuyến diễn ra trong hai năm qua, các nhà lãnh đạo từ chính trị, kinh doanh và xã hội dân sự cuối cùng đã nhóm họp trực tiếp. Chúng ta cần thiết lập bầu không khí tin cậy thực sự cần thiết để thúc đẩy hành động hợp tác và giải quyết nhiều thách thức mà chúng ta phải đối mặt".

Hội nghị WEF Davos là hội nghị quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của WEF hằng năm, thu hút đông đảo sự tham dự của nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước, các tập đoàn hàng đầu thế giới, chuyên gia và giới truyền thông quốc tế. Hội nghị là nơi các nhà lãnh đạo toàn cầu, cả chính phủ và doanh nghiệp thảo luận, đưa ra các ý tưởng quan trọng, góp phần định hình xu hướng hợp tác và xử lý những vấn đề toàn cầu.       

Trong Chương trình nghị sự Davos 2022 hồi đầu năm nay, các nguyên thủ quốc gia, chính phủ và các tổ chức quốc tế đã chia sẻ những ưu tiên của họ cho một năm đầy thử thách phía trước. Các nhà lãnh đạo từ doanh nghiệp và xã hội dân sự đã cùng tham gia để bàn về triển vọng kinh tế toàn cầu, bất bình đẳng, tương lai lành mạnh, khí hậu và khả năng phục hồi.

Theo baotintuc.vn