Bầu cử Tổng thống Indonesia: Các thách thức đối với chính quyền mới
Video: Bầu_cử_Tổng_thống_Indonesia-_Các_thách_thức_đối_với_chính_quyền_mới_-_VTV.VN.mp4
Cho đến hiện tại, ứng cử viên Tổng thống Prabowo Subianto đang chiếm ưu thế và có nhiều khả năng giành chiến thắng ngay từ vòng 1. Với những kỳ vọng về một tương lai tươi sáng cho đất nước, cử tri Indonesia cũng đang gửi gắm niềm tin vào một chính quyền mới.
Các cuộc thăm dò và kiểm phiếu nhanh do một số tổ chức uy tín tiến hành sau bầu cử cho thấy ông Prabowo Subianto đang dẫn đầu cuộc đua. Theo kết quả mới nhất, ứng cử viên Prabowo giành được 58,39% phiếu bầu, tiếp đến là ông Anies với 24,93% và ông Ganjar giành được 16,69%.
Dựa trên kết quả các cuộc kiểm phiếu nhanh, ông Prabowo Subianto đã tuyên bố giành thắng lợi vào tối 14/2. Tuy nhiên, cả ông Prabowo cũng như các ứng cử viên khác thúc giục người ủng hộ chờ đợi kết quả chính thức từ Ủy ban bầu cử được công bố vào ngày 20/3.
Cuộc bầu cử Indonesia diễn ra trong không khí trật tự và an toàn. Người dân Indonesia đi bỏ phiếu với nhiều kỳ vọng vào chính phủ mới.
Hiện ông Prabowo Subianto (ngoài cùng bên phải) đang dẫn đầu cuộc đua
Có thể nói cuộc tổng tuyển cử ở Indonesia đã diễn ra suôn sẻ và thành công. Người dân Indonesia tôn trọng tiến trình bầu cử dân chủ, kỳ vọng Tổng thống và chính phủ mới sẽ tiếp tục quan tâm đến người dân và dẫn dắt đất nước phát triển trong thời kỳ mới.
Có rất nhiều vấn đề hay thách thức mà chính phủ mới của Indonesia sẽ phải giải quyết. Trước hết về kinh tế, thách thức nổi bật hiện nay là tình hình lạm phát, giá cả leo thang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Mặt hàng thiết yếu hiện nay là gạo cần được duy trì ổn định. Bên cạnh đó, vấn đề tạo việc làm cũng là thách thức khi tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ, còn ở mức cao.
Một số thách thức khác như phát triển bền vững khi Indonesia cần đối phó với thách thức về môi trường và sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực; thách thức về biến đổi khí hậu, trong đó Indonesia cần tăng cường hành động để giảm lượng khí thải và chống lại biến đổi khí hậu.
Với thách thức về an ninh, Indonesia cần đảm bảo an ninh trong nước và đối phó với các vấn đề an ninh như khủng bố và tội phạm; vấn đề chống tham nhũng, thách thức trong quan hệ quốc tế khi phải cân bằng quan hệ với các nước lớn, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.
Những thách thức này sẽ đòi hỏi chính phủ mới phải có chiến lược và biện pháp cụ thể để giải quyết cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các bên liên quan.
Theo chính sách của ứng cử viên Prabowo Subianto, người đang có nhiều khả năng trở thành tân Tổng thống của Indonesia, ông Prabowo sẽ tiếp tục kế thừa chính sách hiện tại của Tổng thống Jokowi với 3 điểm nổi bật là phát triển cơ sở hạ tầng tăng kết nối, tăng cường bảo trợ xã hội và thúc đẩy công nghiệp hóa.
Cuộc bầu cử Indonesia diễn ra trong không khí trật tự và an toàn
Cụ thể, ông Prabowo có kế hoạch tạo ra 19 triệu việc làm mới, cam kết xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo cùng cực trong vòng hai năm kể từ khi nhậm chức; cung cấp bữa trưa và sữa miễn phí cho học sinh từ tiểu học đến trung học với chi phí hàng năm là 450.000 tỷ Rupiah hoặc tương đương khoảng 29 tỷ USD.
Bên cạnh đó, ông Prabowo chủ trương đóng cửa các nhà máy điện than, đẩy nhanh quá trình khử carbon; tăng dần ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa khí tài quân sự; duy trì chính sách đối ngoại không liên kết của Indonesia; tiếp tục triển khai chương trình xây dựng thủ đô mới Nusantara.
Việc kế thừa chính sách của Tổng thống tiền nhiệm được các chuyên gia đánh giá tích cực bởi chủ trương này không gây ra xáo trộn, tạo ra sự ổn định và củng cố niềm tin của người dân cũng như các nhà đầu tư.
Cho đến hiện tại, giới phân tích đánh giá người kế nhiệm đương kim Tổng thống Joko Widodo sẽ kế thừa một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng. Dưới thời Tổng thống Joko Widodo, Indonesia đã chứng kiến một thời kỳ tăng trưởng đáng chú ý trung bình 5% mỗi năm, ngoại trừ năm 2020, khi nền kinh tế suy thoái do đại dịch COVID-19. Lộ trình kinh tế của ông, mang tên "Indonesia vàng 2045", dự kiến sẽ đưa Indonesia trở thành một trong 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới, với GDP lên tới 9.000 tỷ USD. Đây cũng sẽ là những mục tiêu mà các chính quyền kế nhiệm sẽ phải có các giải pháp để đưa Indonesia đi đúng hướng trong thời gian tới.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai