Thứ 7, 23/11/2024, 12:36[GMT+7]

Tháo chạy khỏi Libya

Thứ 6, 25/02/2011 | 15:50:28
1,713 lượt xem
Dòng người đèo bòng đủ thứ trên vai, lo lắng, bồn chồn chen chân ở bến tàu, sân bay, cửa khẩu để tháo chạy khỏi Libya, khi cuộc biểu tình đòi Tổng thống Gadhafi từ chức vẫn lan rộng. Nhưng sau đó là những giọt nước mắt đoàn tụ hạnh phúc.

Lao động nhập cư và người nước ngoài chen chân ở Cảng Libya, tại Benghazi, chuẩn bị lên tàu tới Hy Lạp, ngày 24/2.

Công dân Việt Nam vẫn an toàn

Trả lời AFP qua điện thoại về tình hình của công dân Việt Nam ở Libya, Tham tán sứ quán Lê Hữu Hùng của Đại sứ quán Việt Nam tại Libya cho biết cho đến nay, chưa có ai bị thương tích, nhưng đang thiếu phương tiện di chuyển. Sứ quán đang cố gắng giúp người Việt sơ tán bằng mọi cách.

Hiện nay, có khoảng 10. 000 nguời lao động Việt Nam tại Libya.

Nhu cầu sơ tán kiều dân không chỉ đặt ra cho Việt Nam, mà hầu như cả thế giới đang ráo riết rút công dân mình ra khỏi Libya. Họ sử dụng mọi phương tiện, từ tàu phà cho đến máy bay... Sân bay quốc tế Tripoli đã rơi vào cảnh hỗn loạn thêm, với cảnh người đông nghẹt, chen chúc nhau, chờ đợi được sơ tán, càng sớm càng tốt.

Có cả triệu kiều dân nước ngoài ở Libya, đông nhất là người từ các nước láng giềng như Ai cập có đến một triệu rưỡi công dân. Châu Á cũng có đến cả trăm nghìn người, còn châu Âu vẫn có 10. 000 người đang bị kẹt lại. Ngoại trưởng Liên minh châu Âu, bà Catherine Ashton, đã kêu gọi chính quyền Libya bảo đảm an ninh cho người nước ngoài và tạo điều kiện cho những ai muốn sơ tán.
Giọt nước mắt đoàn tụ của một phụ nữ với một người đàn ông bay về từ thủ đô Tripoli tới sân bay Gatwich, nam London.
 
Người nước ngoài đợi lên tàu của Thổ Nhĩ Kỳ rời thành phố Benghazi ở miền đông Libya.
Một công dân Thổ Nhĩ Kỳ cùng con gái sau khi đã lên được tàu , chuẩn bị ra khỏi Libya.
Công dân Anh được sơ tán bằng máy bay từ sân bay Malta để về nước.
 
 
Dòng người tháo chạy xếp hàng ở cảng Heraklio, đảo Crete của Libya.
 
Người Algeria trở về từ Libya đang đợi trong vui mừng và thậm chí là trong những giọt nước mắt hạnh phúc tại sân bay Houari Boumedienne, thủ đô Algers.
 
Các công nhân Ai Cập biết tại công trường họ làm ở thị trấn Zuara, tây thủ đô Tropoli, không có hiện diện của cảnh sát hay quân đội, chỉ có những "hội đồng nhân dân" có vũ trang đứng lên nắm quyền.

 
Theo Dân Trí 
  • Từ khóa