Thái Bình: Vươn ra biển lớn Kỳ 3: Đưa Thái Bình ngày càng phát triển
Thúc đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế biển
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, Thái Bình đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở Nghị quyết số 36-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, trong đó cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết phù hợp với thực tiễn của tỉnh; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh thực hiện hiệu quả Nghị quyết; ban hành nhiều chủ trương, giải pháp huy động tổng hợp các nguồn lực để khai thác và thúc đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế biển, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện nhằm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các dự án sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động, khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, từ đó tạo tiền đề thu hút đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới, tỉnh còn thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, trong đó lựa chọn 6 dự án trọng điểm ưu tiên tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD vừa được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) đã góp phần không nhỏ đưa tỉnh lọt vào tốp 5 toàn quốc về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Quy hoạch tỉnh hướng ra biển
Với khát vọng và quyết tâm vươn ra biển lớn nhằm sánh cùng các tỉnh, thành phố trong khu vực, Thái Bình chủ động xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một trong ba đột phá phát triển là phát triển kinh tế hướng biển tạo sự phát triển đột phá trên một số lĩnh vực: cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển...; mở rộng không gian lấn biển theo quy định để tạo quỹ đất cho các hoạt động chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hình thành không gian công nghiệp - đô thị - dịch vụ đồng bộ, cảnh quan sinh thái ven biển xanh, sạch, đẹp.
Những định hướng rất rõ ràng và mạnh mẽ đã tạo cơ sở quan trọng để xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch tỉnh, từ đó đưa Thái Bình tiến nhanh, tiến mạnh ra biển, phát triển đột phá nhờ kinh tế biển.
Đồng chí Vũ Kim Cứ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trên cơ sở các đột phá phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, với vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn và các sở, ngành, địa phương xây dựng phương án, các nội dung trọng tâm cần tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng phương án phân bổ, sử dụng không gian biển.
Theo đó, trong diện tích không gian biển của tỉnh khoảng 487km2 được chia thành các vùng chức năng rất cụ thể, gồm: vùng an ninh, quốc phòng; vùng cảng biển, giao thông biển và logistics; vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; vùng bảo tồn thiên nhiên, lâm nghiệp và nghiên cứu khoa học biển; vùng khai thác tài nguyên biển; vùng khai thác năng lượng tái tạo; vùng phát triển du lịch và dịch vụ biển; vùng lấn biển phục vụ phát triển công nghiệp và phát triển không gian đô thị. Đồng thời, xây dựng phương án sử dụng không gian biển gồm: xây dựng, nâng cấp các khu vực phòng thủ ven biển theo quy định của Bộ Quốc phòng; khu bến cảng gồm khu bến cảng Diêm Điền (cửa Diêm Điền), khu bến cảng Trà Lý (cửa Trà Lý), khu bến cảng Ba Lạt (cửa Ba Lạt) và nghiên cứu khu bến cảng ngoài cửa sông, phía biển; vùng sản xuất giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh, công nghệ cao (hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy); khu vực cấm khai thác có thời hạn (huyện Tiền Hải), khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản (huyện Thái Thụy), khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản, khu vực nuôi trồng thủy sản xa bờ (huyện Tiền Hải); khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy và Tiền Hải để phát triển rừng, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của gió, bão, nước biển dâng; khu phát triển điện gió ven biển huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải; các khu du lịch biển Thái Bình: khu du lịch sinh thái vùng rừng ngập mặn Thụy Trường, khu du lịch lễ hội “Đền, phủ thờ bà Chúa Muối” gắn với vùng sản xuất muối...; khu đô thị sinh thái biển phía Nam tỉnh Thái Bình được triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1735/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, đi trước một bước, có trọng tâm, trọng điểm, tìm ra tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và tạo ra động lực mới để phát triển, chắc chắn Thái Bình sẽ ngày càng vươn xa, là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng.
Một số kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế năm 2023: - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,37% so với năm 2022, cao hơn bình quân chung của cả nước, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố;- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, là năm đầu tiên cơ cấu công nghiệp và xây dựng tăng, chiếm 45% cơ cấu kinh tế của tỉnh; - Năm 2023, Thái Bình chứng kiến làn sóng thu hút đầu tư chưa từng có trong lịch sử với tổng vốn đăng ký của các dự án đạt hơn 98.200 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với năm 2022, trong đó thu hút vốn FDI đạt cao nhất từ trước đến nay, xếp trong tốp 5 toàn quốc với tổng nguồn vốn đạt gần 3 tỷ USD; - Là năm thứ hai liên tiếp vượt mốc 1.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục nằm trong nhóm đầu cả nước, đạt 128% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. |
Minh Hương - Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình 15.10.2024 | 15:16 PM
- Sớm triển khai xây dựng Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình 03.05.2024 | 18:57 PM
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình 20.02.2024 | 21:09 PM
- Cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh đầu năm 19.02.2024 | 16:43 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Vị thế của Thái Bình đã khác và sẽ còn khác nhiều hơn nếu biết tận dụng lợi thế từ Khu kinh tế 20.01.2024 | 16:30 PM
- Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình 18.01.2024 | 18:31 PM
- Thái Bình: Vươn ra biển lớnKỳ 2: Xây dựng Khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh 09.01.2024 | 08:51 AM
- Thái Bình: Vươn ra biển lớnKỳ 1: phát huy lợi thế, làm giàu từ biển 08.01.2024 | 09:34 AM
- Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm và làm việc tại khu công nghiệp Liên Hà Thái 11.12.2023 | 16:19 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật