Sức xuân ở làng nghề trăm tuổi
Sáng sớm, những phên bánh đa trắng, thơm nguyên mùi gạo đã được bà con phơi kín trên sân, vườn, bờ dậu, mái nhà. Nghề sản xuất bánh đa gạo ở đây đã có hàng trăm năm nay và bí quyết để làm bánh ngon được truyền từ đời này sang đời khác. Sản phẩm của làng nghề ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi được làm 100% là gạo, không chất phụ gia, bánh trắng và dai... là những yếu tố để nghề này duy trì, phát triển. Hiện mỗi ngày làng Me sản xuất trên 16 tấn, sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ ngay tới đó.
Làng Me có 352 khẩu, với 843 lao động, trong đó có 176 hộ làm nghề tráng bánh, giải quyết việc làm cho 505 lao động. Theo các cụ cao niên ở đây kể lại, nghề này khoảng trên 100 năm, chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên nghề tráng bánh đã có rồi. Để duy trì và phát triển nghề đến ngày nay, đời trước lại truyền lại cho đời sau bí quyết về kỹ thuật làm bánh. Nhìn sợi bánh của làng Me cũng không khác lắm so với các loại bánh ở nơi khác sản xuất, nhưng để làm ra được nó phải là những con người có tâm, tỷ mỉ, cần cù, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
Ông Vũ Văn Tuyến, cán bộ khuyến công của xã cho biết, trước đây nghề này làm hoàn toàn bằng thủ công, mất rất nhiều công đoạn và thời gian mới cho ra được sản phẩm đến tay người dùng. Đầu tiên là việc chọn gạo, rồi đến ngâm; nhất là công đoạn xay bột, tráng bánh là vất vả nhất. Phải dùng cối đá ngồi xay bằng tay mấy tiếng mới được chục cân gạo và tiếp đó là ngồi tráng mất mấy tiếng nữa.
Do đó, hộ nào nhiều lao động, chịu khó sớm hôm mới có thể làm được 20 - 30 kg bánh đa/ ngày. Trước những năm 1990, làng nghề đã phải đối phó với bao sóng gió, không có những con người tâm huyết với nghề có lẽ nghề làm bánh đa đã bị xóa sổ. Nguyên nhân do sản phẩm làm ra ít không đủ sức vươn ra thị trường các tỉnh, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương. Đồng thời các sản phẩm chế biến từ lương thực, thực phẩm của các công ty lớn, nhỏ trong nước ồ ạt đổ về tới từng thôn, làng, như mì tôm, miến dong, bánh đa công nghiệp...
Trước sức ép của cơ chế thị trường, buộc lòng những người dân làng Me phải tìm cách thay đổi tập quán sản xuất cũ, đưa công nghệ máy móc vào và nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1992, một số hộ đã đầu tư mua máy về sản xuất, từ khâu xay bột đến tráng, thái bánh. Qua sản xuất bằng máy cho thấy sản lượng được nâng lên rõ rệt, tăng gấp 4 -5 lần so với làm thủ công và chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm đặc trưng riêng của làng nghề.
Đến nay, bánh đa ở đây được làm hoàn toàn bằng máy móc, vừa giảm được công lao động, hạ giá thành sản phẩm, năng suất tăng cao hơn rất nhiều. Hiện cả xã có 24 máy tráng, bình quân mỗi máy tráng được 7- 8 tạ gạo/ ngày. Năm 2010, làng Me đã sản xuất được 3.840 tấn bánh đa, giá trị đạt 31,305 tỷ đồng, chiếm 84% tổng giá trị sản xuất của làng.
Về làng Me vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng vậy, ngay từ sáng sớm nhà nhà tất bật, nhẹ nhàng nâng nưu từng phên bánh đem đi phơi cho đến khi mặt trời đứng bóng. Theo chân cán bộ xã Tân Hòa, chúng tôi đến thăm gia đình anh Vũ Văn Màu, đúng lúc các thành viên trong gia đình đang bận bịu với những mẻ bánh đa còn bốc khói để đem ra phơi. Anh Màu cho biết, đây là thời điểm cuối năm nên càng bận mải hơn, bởi nhu cầu của khách hàng quá lớn nên gia đình phải cố để đáp ứng cho họ. Gia đình anh đã có thâm niên 25 năm làm nghề này. Anh Màu đã đầu tư mua máy tráng hơn 10 năm nay, hiện tại mỗi ngày tráng riêng cho nhà 2-3 tạ gạo, ngoài ra còn tráng thuê cho 5 - 6 hộ; tổng một ngày anh tráng khoảng 1 tấn gạo.
Như giá hiện nay thì mỗi tạ bánh đa anh lãi 200 nghìn đồng và công tráng thuê là 70 - 90 nghìn đồng/tạ gạo. Với 4 lao động, gia đình anh thu nhập khoảng 600 nghìn đồng/ ngày. Ngoài thu nhập chính từ làm bánh đa, hộ anh Màu còn tận dụng nước gạo, bột thừa thường xuyên nuôi 5 -6 con lợn, một năm anh nuôi 3 lứa, cho thu nhập 16 triệu đồng/ năm.
Hay như hộ anh Nguyễn Hữu Hòa, nhà chỉ có 2 lao động nhưng một ngày anh tráng 1 tạ gạo và tráng thuê cho các hộ khác 5 tạ gạo, mỗi tháng trừ chi phí vợ chồng anh thu nhập trên 5 triệu đồng. Theo anh Hòa, để bánh đa ngon nhất thiết phải xay bột bằng cối đá và xay đến đâu tráng luôn đến đó; khi tráng nhiệt độ luôn bảo đảm 1000oc, nếu nhiệt thấp hơn bánh sẽ bị sống, nhiệt cao hơn bánh chín quá bị nhũn; khi phơi bánh không được khô quá, hay ẩm quá.
Làng Me, không chỉ có riêng nghề làm bánh đa mà từ nghề này đã kéo theo bao dịch vụ, ngành nghề khác để các hộ dân làm giầu, nâng cao cuộc sống của gia đình. Anh Vũ Văn Tuyến cho biết thêm, lực lượng lao động làm dịch vụ cho làng nghề ở đây rất phong phú, đa dạng, hiện cả xã có 42 người chuyên đi thu mua thóc gạo, cung ứng cho 4 đại lý xay sát. Đồng thời lượng cám xay sát ra còn cung ứng cho các chủ trang trại, gia trại, góp phần cho ngành chăn nuôi ở đây phát triển khá mạnh.
Sự trụ vững và phát triển ngày càng mạnh mẽ của làng Me truyền thống trong một môi trường cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm công nghiệp bây giờ không còn là thách thức. Bởi, không chịu nhanh nhạy đổi mới phương thức, áp dụng cộng nghệ mới vào sản xuất, mà điều quan trọng là người dân nơi đây vẫn luôn khẳng định được thương hiệu bánh đa làng Me để chinh phục người tiêu dùng. Một mùa xuân mới lại đến ghi thêm tuổi đời của một làng nghề và điều này như một minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bánh đa Me thêm bền vững.
Nguyên Bình
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026