Làng nghề Đồng Xâm Hướng nội để phát triển
Làng nghề Ðồng Xâm vốn lúc đầu chỉ làm các việc về hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khoá, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát…Sau mới chuyển dần sang làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc. Mặc dù ngày nay nhiều bí quyết của nghề chạm bạc đã trở nên phổ biến nhưng những nghệ nhân ở Ðồng Xâm vẫn giữ lại cho mình một số bí quyết riêng. Nhờ vậy mà sản phẩm làm ra có độ tinh xảo rất cao và mang nét đặc sắc riêng, nhất là ở kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ, hoạ tiết tinh vi, thủ pháp xử lý sáng- tối điêu luyện. Cũng nhờ vậy mà sản phẩm của làng nghề Ðồng Xâm đã có mặt không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra thế giới, chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. Ngoài các sản phẩm làm đồ trang sức và phục vụ trưng bày, trang trí cho các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, ngày nay sản phẩm của làng nghề Ðồng Xâm rất phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã.
Những năm trước đây phần lớn sản phẩm từ làng nghề Ðồng Xâm đều được xuất khẩu, phần tiêu thụ trong nước thường chiếm tỷ lệ nhỏ. Gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng bị thu hẹp đã tác động trực tiếp đến thị trường đầu ra cho làng nghề. Tuy nhiên các doanh nghiệp và nghệ nhân nơi đây đã tìm cho mình hướng đi riêng để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của cha ông. Ðó là chuyển hẳn sang sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng nội địa. Ban đầu là những sản phẩm trang trí tại các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như hoành phi, câu đối, lư hương, ống hoa, cây thánh giá, chén đựng nước phép, hộp đựng bánh thánh…Tiếp đến là những bức tranh chạm trổ về các danh lam, thắng cảnh của quê hương, đất nước phục vụ trang trí nội thất cho các gia đình, công sở, nhà thờ họ…Và đến cả các mặt hàng gia dụng, hàng trang sức thích ứng với mọi vùng miền, mọi dân tộc sinh sống trên khắp đất nước.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan- Chi hội trưởng Hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý Ðồng Xâm thì sở dĩ làng nghề chạm bạc đứng vững được trong thời kỳ suy thoái là do các doanh nghiệp và nghệ nhân nơi đây thích ứng khá tốt với cơ chế thị trường, biết vận dụng sự khéo léo của tinh hoa nghề chạm bạc vào các sản phẩm và làng nghề khác để tạo nên nét độc đáo, riêng có cho nhiều sản phẩm vốn đã quen thuộc với người dân. Ví như hiện nay làng nghề Ðồng Xâm đang có tới 10 cơ sở chế tác một số chi tiết cho sản phẩm men sứ Bát Tràng và một số cơ sở khác đang sản xuất khảm tam khí cho làng nghề đúc đồng Ý Yên- Nam Ðịnh…Ông Ngoan khẳng định thêm, gần như bất kể thứ gì mà làm bằng kim loại như đồng, vàng, bạc, nhôm, niken, bạch kim…dù kích cỡ nhỏ hay lớn người thợ bạc Ðồng Xâm đều có thể chế tác được đúng với mẫu mã mà khách hàng yêu cầu.
Sự tinh xảo của làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm càng được minh chứng rõ hơn khi mới đây trong dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, Chi hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý Ðồng Xâm đã chế tác và hiến tặng món quà quý cho người dân thủ đô thưởng lãm. Chính nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan cùng 5 kỹ thuật viên hàng đầu của làng nghề Ðồng Xâm đã trực tiếp chế tác món quà này, đó là bức tranh với chủ đề “Ðoan môn Hoàng thành Thăng Long và Lý Công Uẩn dời đô”. Bức tranh được chế tác hoàn toàn bằng chất liệu đồng đỏ có chiều dài 2,8m, chiều rộng 1,8m và được rước diễu hành quanh Hồ Gươm trước ngày đại lễ. Sau đó được trưng bày tại Cung văn hoá Hữu nghị Việt- Xô trong suốt thời gian diễn ra đại lễ và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Ngoài ra, các nghệ nhân của làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm cũng đang nhận chế tác những sản phẩm phục vụ trang trí nội thất cho chùa Bái Ðính (Ninh Bình)- một công trình phật giáo mang tầm cỡ quốc tế.
Ðó cũng chính là lý do để làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đứng vững trong cơ chế thị trương có sự cạnh tranh quyết liệt. Từ xã Hồng Thái, đến nay nghề chạm bạc đã lan truyền sang cả các xã lân cận như Lê Lợi, Trà Giang…và tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động. Trong đó, riêng xã Hồng Thái hiện có khoảng 150 cơ sở và hộ gia đình làm nghề hàng thủ công chạm bạc, thu hút khoảng 2.000 lao động tại chỗ. Doanh thu từ nghề chạm bạc của xã Hồng Thái năm 2010 ước đạt 43 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên khoảng 50 tỷ đồng, chiếm 57,8% tổng giá trị sản xuất của địa phương.
Mạnh Cường
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương