Thứ 2, 18/11/2024, 03:44[GMT+7]

Trở lại vĩ tuyến 17

Thứ 4, 19/09/2012 | 15:59:54
5,523 lượt xem
Những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, dẫu không biết hát, song những lời ca của bài “Bên ven bờ Hiền Lương” vẫn làm tôi say đắm và chép vào sổ tay. Bây giờ trở lại vĩ tuyến 17, đứng trên cầu Hiền Lương, lòng vẫn thấy bồi hồi, rạo rực.

Cột cờ Hiền Lương

Chuyến xe của Công ty Quang Văn đưa đoàn cựu sĩ quan Biên phòng rời Thành phố Thái Bình đã rực sáng ánh đèn điện. Sau khi thắp hương ở Đài liệt sĩ Thành phố, xe thẳng hướng nam lao nhanh. Đó là tối ngày 1 tháng 9. Sáng ngày 2 tháng 9, đúng kỷ niệm 67 năm - Quốc khánh chúng tôi đã có mặt ở bờ bắc cầu Hiền Lương. Con sông vẫn vậy, nước lặng lẽ trôi, cây cầu không còn hai màu khác nhau. Cột cờ cao vời vợi, lá cờ phấp phới bay. Người dân đôi bờ hối hả làm ăn, không còn cảnh chia cắt như trước đây. Ông Trần Văn Mậu người  chiến sĩ gác cầu năm xưa đứng tần ngần dưới chân cột cờ, ký ức những năm cầm súng gác cầu, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc như ùa về trong ông. Sau khi trồng cây trong khuôn viên bảo tàng Hiền Lương, đoàn được  một cán bộ bảo tàng giới thiệu khá chi tiết về: đôi bờ Hiền Lương, cột cờ, cuộc chiến bằng loa phóng thanh. Giọng nói đặc sệt Quảng Trị vừa nhẹ nhàng, vừa da diết của anh đã cuốn hút người nghe với các cung bậc tình cảm khác nhau: Giới thiệu về sông Bến Hải và nỗi đau chia cắt, anh nói: Con sông lịch sử này có tên khai sinh là sông Minh Lương, dài hơn 70km, nơi rộng nhất 200m, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy dọc vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông, đổ ra biển Đông tại cửa Tùng sông Bến Hải chảy xuôi được khoảng 60km thì gặp sông Sa Lung từ hướng Tây bắc chảy vào thành ngã ba sông, mà ngày nay đứng ở cầu Hiền Lương nhìn về phía tây thấy rất rõ. Hợp lưu cả hai con sông này chảy qua làng Minh Lương (nằm ở bờ bắc) nên còn gọi là sông Minh Lương. Dưới thời vua Minh Mạng, do húy chữ “Minh” nên  cả tên làng và  tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Từ sau ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (20-7-1954) con sông này được cả thế giới biết đến. Đất nước Việt Namon> lúc bấy giờ chia thành hai miền Bắc - Namon>, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Sông Bến Hải là đường biên chia cắt trong thời gian 2 năm, chờ cuộc tuyển cử để thống nhất Việt Namon>. Nhưng sự thật lịch sử đã không diễn ra đúng như vậy, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đối đầu với miền Bắc đi ngược lại nguyện vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Từ chỗ giới tuyến quân sự tạm thời, sông Bến Hải đã trở thành nỗi đau chia cắt của dân tộc, của nhân dân đôi bờ vốn xưa nay là máu thịt. Biết bao chuyện cảm động và thương tâm đã diễn ra hai bên bờ giới tuyến.

“Cách một dòng sông mà  đó thương đây nhớ

Chung  một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”

Cầu Hiền Lương nối liền hai miền Bắc - Namon>. Cầu bắc qua sông Bến Hải, tại km 735 trên quốc lộ 1A, nối liền thôn Hiền Lương ở bờ bắc; thôn Xuân Hòa ở bờ Nam, cách cửa Tùng 10km về phía tây. Thời trước khi cầu Hiền Lương bị chia đôi, chính giữa cầu được vạch một đường kẻ ngang sơn trắng, rộng 1cm, làm ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc. Thế vẫn chưa đủ, đối phương còn âm mưu dùng màu sắc để chia cắt chiếc cầu. Thoạt đầu chúng chủ động sơn màu xanh một nửa cầu phía nam, ta liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Chúng lại chuyển sang sơn màu nâu, ta cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ địch sơn một màu khác đi để  tạo ra màu đối lập nhau thì ngay lập tức ta xóa đi. Rốt cuộc kẻ địch phải chịu thua để cho chiếc cầu chỉ còn một màu xanh thống nhất. Trong 13 năm (1954 - 1967) cây cầu Hiền Lương bắc qua sông không có ai được qua lại để thăm viếng người thân, xóm giềng. Cầu Hiền Lương là biểu tượng, trực tiếp của sự chia cắt Bắc - Namon>. Lẽ thường, cầu làm chức năng nối liền, thông suốt mạch máu giao thông giữa hai nơi, thì đằng này chiếc cầu bị chia đôi, ai bước chân qua xem như dấn thân vào hiểm nguy. Hai miền Bắc - Namon> không còn được nối liền dù chỉ bằng một chiếc cầu.

Chuyện treo cờ bên sông bến hai giếng như huyền thoại. Theo anh cán bộ bảo tàng Hiền Lương thì: Treo cờ là chuyện bình thường, song “chọi cờ là một chuyện “Quốc gia đại sự” đã từng xảy ra ở hai cột cờ hai đầu cầu Hiền Lương. Việc dựng cờ ở đây là cả một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa hai bên, kéo dài hàng chục năm trời. Ban đầu (năm 1954 - 1956) các chiến sĩ công an của ta làm cột cờ bằng cây phi lao cao 12m, với khổ cỡ 3,2m x 4,8m. Theo yêu cầu của đồng bào giới tuyến, cờ ta phải cao hơn cờ địch, các chiến sĩ ta lại phải lặn lội lên rừng tìm được cây gỗ cao 18m về làm cột cờ, cao hơn cờ địch 3m. Cứ như vậy, cột cờ hai bên cứ cao dần lên. Bên  này dâng cao thì bên kia chúng cũng dâng cao.

Được sự giúp đỡ, ủng hộ của Trung ương, một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m đã được công nhân Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công tại Hà Nội, vận chuyển vào giới tuyến. Trên đỉnh gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2m; 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm bóng điện 15 bóng, loại 500W, lá cờ rộng 108m2. Ngụy quyền Sài Gòn hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện này, chúng vội vàng tôn cột cờ của chúng lên 35m. Đáp lại lòng mong mỏi của đồng bào ta, năm 1962, thêm một lần nữa, Tổng công ty lắp máy Việt Nam gia công cột cờ cao 38,6m tại Hà Nội, rồi vận chuyển vào dựng lên ở Hiền Lương, kéo lên lá cờ đại 134m2, nặng 15kg, cách đỉnh 10 mét có một ca bin để chiến sĩ ta đứng thu và treo cờ. Theo ước tính từ ngày 19-5-1956 đến ngày 28-10-1967, các chiến sĩ công an giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ cỡ lớn. Các chiến sĩ đồn công an Hiền Lương đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ lá cờ. Tại đây ta đã đánh trên 300 trận lớn, nhỏ; 3 lần bắt biệt kích thám báo vượt sông, đặt mìn phá hoại cờ. Ta có 2 đồng chí công an vũ trang hy sinh, 8 bị thương; 11 dân quân Hiền Lương hy sinh và 8 đồng chí bị thương. Vì ngọn cờ Tổ quốc, mẹ Nguyễn Thị Diệm đã thức trắng bao đêm để vá lá cờ. Mẹ thuộc diện  sơ tán về tuyến sau, nhưng tình nguyện ở lại phục vụ. Cứ mỗi lần cờ bị rách, còn nồng nặc mùi khói bom, đạn, mẹ đã tay chỉ, tay kim chạy tới chân cột cờ để vá ngay. Nhiều lúc bom đánh dữ, vá không kịp, mẹ lại chong đèn thức suốt đêm để vá cho xong, ngày mai còn kịp treo. Những lần vải cờ chưa có, mẹ bảo các em học sinh quyên góp khăn quàng giúp mẹ vá kịp cờ, bảo đảm cho lá cờ tung bay trong suốt mười mấy năm trời.

Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, song với âm mưu xâm lược, chia cắt lâu dài nước ta, đế quốc Mỹ đã biến con sông Bến Hải, một con sông hiền lành, thơ mộng phải oằn mình để làm mốc giới phân chia đất nước Việt Nam, nỗi đau chia cắt như một định mệnh khắc nghiệt làm cho đôi bờ Hiền Lương đi vào lịch sử như một chứng tích bi hùng trong hành trình chống Mỹ, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta. Ít có nơi nào mà cuộc chiến tranh đã diễn ra gay go, quyết liệt dưới nhiều hình thức như nơi đây. Một cuộc đấu tranh lúc bằng lý trí, lúc bằng cả sự sống còn của con người dưới mưa bom, bão đạn. Một cuộc chiến đấu kéo dài 18 năm ròng (1954 - 1972) bằng đấu khẩu, đấu súng, bằng “chọi loa”, “chọi cờ”. Bởi vậy, nhà điện ảnh Thụy Điển - Giơ Kít - I ven, khi được chứng kiến đã thốt lên: “Vĩ tuyến 17 - nơi trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Namon>. Lòng dũng cảm ấy được kết tinh từ chân lý “Nước Việt Namon> là một, dân tộc Việt Namon> là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Bài ảnh: Phạm Thanh

  • Từ khóa