Du kích Tán Thuật Những dấu son còn mãi
Sau khi được bổ sung thêm quân, thực dân Pháp tăng cường đánh chiếm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Ninh và Thụy Anh. Trên hướng tiến công hai huyện Kiến Xương và Tiền Hải, chúng càn quét dọc đường 39B. Nhận định địch sẽ tiến công càn quét vào làng, Ban chỉ huy xã Tán Thuật đã chỉ đạo lực lượng du kích bố trí thêm chông, mìn và triển khai lực lượng sẵn sàng đánh địch. Dưới sự yểm hộ của pháo và súng cối, địch dàn lực lượng trên đường 39B, chia thành 3 mũi theo 3 trục đường tiến vào 3 cổng làng. Tại các cổng làng (xóm Chính Trung, xóm Nhật Thành, xóm Ðông Trung), địch rơi vào trận địa chông, mìn của dân quân du kích nên hoảng loạn tháo chạy. Sau nhiều lần tấn công vào làng Thanh Nê không thành, địch phải rút chạy ra đường 39B, tổ chức lực lượng tiếp tục tiến đến làng An Bồi.
Trong trận này, ta tiêu diệt 14 tên địch, 5 tên dẫm phải bàn chông, đồng thời còn giúp cho dân quân du kích địa phương có thêm nhiều bài học kinh nghiệm trong huấn luyện sử dụng vũ khí trang bị phục vụ chiến đấu chống càn. Tuy chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch song trận chiến đã đánh bại ý đồ càn quét nhằm vào lực lượng ta, phá hủy làng kháng chiến ngay ở giai đoạn đầu tiến công đánh chiếm Thái Bình của địch.
Trong năm 1952, lực lượng du kích xã Tán Thuật đã bắt sống một tên quan hai và một tên quan ba của Pháp. Ngày 26/1/1952, phát hiện có lực lượng chủ lực vào địa bàn, đích thân tên quan hai Pháp Mơ Duy-a dẫn đầu một đại đội có cả lính Âu - Phi hành quân vào đất Thanh Nê thăm dò, thị sát. Nắm được quy luật hành quân của địch, khi chúng vừa lọt vào phòng tuyến, quân ta đồng loạt nổ súng. Tên Mơ Duy-a cuống cuồng hạ lệnh cho binh lính tháo chạy. Từ đường ngang, ngõ hẻm, nhân dân xông ra chặn đánh khiến cho bọn địch không kịp trở tay. Quan hai Mơ Duy-a cũng bỏ chạy thì bị đồng chí Nguyễn Thị Chiên cùng lực lượng du kích bắt sống tại đường 39, xóm Quang Trung.
Trong trận này, quân dân xã Tán Thuật tiêu diệt được 5 tên địch, bắt sống 32 sĩ quan, thu 3 khẩu trung liên, 2 tiểu liên, 25 súng trường. Thừa thắng xông lên, ngày 31/1/1952, du kích xã Tán Thuật phối hợp với du kích xã An Ninh tấn công xóa bỏ cứ điểm chi khu Séc-tơ-la-cao, tiêu diệt và bắt sống một tiểu đoàn địch trong đó có tên quan ba Pháp Vo-ret nổi tiếng ác ôn. Sau đó du kích xã Tán Thuật còn phối hợp với bộ đội chủ lực đánh quận hành chính của địch ở An Bồi, tiêu diệt và bắt sống 1 đại đội bảo an, san phẳng vị trí đóng quân của địch.
Ngay hôm sau, lực lượng du kích xã Tán Thuật lại cùng bộ đội bao vây bốt Giáo Nghĩa, bốt Bắc Trạch, buộc địch phải hạ vũ khí đầu hàng. Những thắng lợi dồn dập đã cổ vũ phong trào đấu tranh, mở rộng căn cứ du kích sang vùng lân cận. Giữ vững tinh thần chiến đấu mưu trí, quả cảm, lực lượng du kích xã Tán Thuật còn phối hợp tiếp tục bẻ gãy 2 trận càn lớn của địch là trận càn “Con Trâu” (tháng 11/1953) và trận càn “Con Cắt” (tháng 12/1953), đồng thời đưa bộ đội luồn càn an toàn.
Lực lượng du kích xã Tán Thuật không chỉ được mọi người biết đến với những chiến công oanh liệt mà còn được biết đến với sự gan dạ, kiên cường, quả cảm. Cụ Nguyễn Thị Khuyên bị địch bắt cuối năm 1951 do phát hiện có cất giấu vũ khí và tài liệu mật. Sau khi bị bắt, cụ bị địch giải về Nhà thờ Giao Nghĩa (thuộc xã Bình Minh). Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng cụ nhất quyết không khai. Cuối cùng, sau gần 6 tháng giam cầm, tra tấn, chúng buộc phải trả tự do cho cụ. Với các chiến sĩ du kích xã Tán Thuật, việc giữ trọn lòng kiên trung với Ðảng đã trở thành phương châm sống và ăn vào máu thịt của mỗi người, dù cho cận kề với cái chết vẫn không thay đổi.
Cụ Nguyễn Thị Chuyên (trú tại khu Tân Tiến, thị trấn Thanh Nê), từng là nữ du kích ngày ấy có kể lại: “Cuối năm 1953, trong một lần càn quét, địch bắt được 21 chiến sĩ du kích đang ẩn náu dưới hầm. Chúng tập trung tất cả mọi người lại rồi xuống tay bắn chết một đồng chí để đe dọa, thị uy nhưng cả 20 người còn lại đều như một, nhất quyết không khai. Lúc đó, không ai bảo ai, mặc dù cái chết chỉ trong gang tấc nhưng không ai tỏ ra có chút sợ hãi. Sau đó chúng đưa mọi người về bốt Thanh Nê rồi chuyển lên tỉnh, thời gian sau chúng đưa cả 20 người sang nhà máy chai (Nam Ðịnh) để giam cầm”. Mặc dù đều đã ngoài “bát thập” song ở cả cụ Khuyên và cụ Chuyên - những cô gái du kích làng Nê năm nào vẫn toát lên khí phách kiên cường khi nhớ về những năm tháng chiến đấu hào hùng chống quân xâm lược.
Ngày 7/5/1954, thực dân Pháp thất bại trên chiến trường Ðiện Biên Phủ, tổng hành dinh Pháp ở Bắc kỳ buộc phải cho quân mình tháo chạy khỏi đất Thái Bình. Xã Tán Thuật sạch bóng quân xâm lược. Những thành tích, chiến công của lực lượng du kích xã Tán Thuật trong kháng chiến chống Pháp là một trong những minh chứng góp phần khẳng định: Chiến thuật chiến tranh du kích có thể giúp một dân tộc nhỏ bé đánh bại đế quốc sừng sỏ với vũ khí, trang bị hiện đại.
Đào Quyên
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương