Thứ 7, 23/11/2024, 10:12[GMT+7]

Người Thái Bình trong Cách mạng tháng 8-1945

Thứ 5, 18/08/2011 | 09:20:42
4,446 lượt xem
Cuộc Cách mạng tháng 8 -1945 là cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị thực dân, phong kiến, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân và vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thái Bình là tỉnh có phong trào cách mạng  sớm, do đó không chỉ có những đảng viên lãnh đạo phong trào cách mạng tại chỗ mà còn có những đảng viên tham gia lãnh đạo Cách mạng tháng Tám ở một số tỉnh thành

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 - 9 - 1945. Ảnh minh họa từ internet

Cuộc biểu tình lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến ở Thái Bình nổ ra  vào chiều ngày 18-8 ở Phủ lỵ phủ Thái Ninh (nay là thôn Châu Giang xã Đông Phong, huyện Đông Hưng) và muộn nhất vào ngày 22-3 ở huyện lỵ Vũ Tiên và Tiền Hải.

 

Thái Bình là tỉnh có phong trào cách mạng  sớm, do đó không chỉ có những đảng viên lãnh đạo phong trào cách mạng tại chỗ mà còn có những đảng viên tham gia lãnh đạo cách mạng tháng tám ở một số tỉnh thành, trong đó có các đồng chí:

 

1. Đồng chí Nguyễn Khang lãnh đạo giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội.

 

Đồng chí Nguyễn Khang (1919 - 1976) quê thôn Nguyên Kinh xã Minh Hưng huyện Kiến Xương. Từ năm 1937 - 1938 đồng chí đã tham gia cách mạng, công tác tại cơ quan ấn loát bí mật của xứ uỷ Bắc Kỳ, đặt tại Kiến Xương. Năm 1939 được chuyển lên công tác tại Hà Nội, phụ trách đoàn thanh niên phản đế liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây - Bắc Ninh. Là Thường vụ Thành uỷ Hà Nội phụ trách thanh niên, báo Tiền phong và nhóm thợ nhà máy xe lửa Gia Lâm.

 

Năm 1941 bị thực dân Pháp bắt kết án 5 năm tù, 10 năm khổ sai đày lên nhà ngục Sơn La. Năm 1944 vượt ngục về hoạt động tham gia thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ phụ trách các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, khu an toàn của xứ uỷ, biên tập viên báo Cứu quốc. Năm 1945 phụ trách Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nội, báo Hồn nước. Tháng 8 – 1945, đồng chí thay mặt xứ uỷ Bắc Kỳ chỉ đạo khởi nghĩa ở một số tỉnh, trực tiếp làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội, chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội  ngày 19 tháng 8 năm 1945.

 

Trong kháng chiến chống Pháp là Phó Bí thư xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban KCHC khu XII, khu X, Bí thư liên khu uỷ Việt Bắc, Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Sau ngày miền Bắc được giải phóng là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Mông Cổ. Bộ trưởng phủ thủ tướng, uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng khoá II, uỷ viên chính thức III; là đại biểu Quốc hội khoá II (1960 - 1964). Đồng chí mất năm 1976. Đồng chí được thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất.

 

2. Đồng chí Phạm Hồng Thắm lãnh đạo cách mạng giành chính quyền ở thị xã Hà Tiên (nay thuộc tỉnh Kiên Giang).

 

Đồng chí Phạm Hồng Thắm (1902 - 1978) quê xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư. Năm 17 tuổi ra làm công nhân mỏ Cẩm Phả, tham gia đấu tranh chống chủ ngược đãi, bị đuổi vịêc. Tháng 8 - 1920 bị bắt vào lính, bị đưa sang Pháp, năm 1925 được trở về Việt Namon>, là lính khố đỏ đóng tại Bắc Ninh. Tháng 9 - 1928 là bí thư chi hội Thanh niên cách mạng lính khố đỏ thành Bắc Ninh, rồi bí thư chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng (9-1929). Ngày 27-1-1930 bị Pháp bắt kết án 20 năm khổ sai giam ở Hoả Lò rồi đầy ra Côn Đảo. Từ 1931 liên tiếp vượt ngục 3 lần không thành, đến tháng 4 - 1935 vượt ngục thành công về Vĩnh Châu (Bạc Liêu) hoạt động. Năm 1936 vận động thành lập chi hội dân chủ, trong đó có Hội thanh niên, phụ nữ.... Năm 1937, bí thư Đảng bộ Cà Mâu. Tháng 7 - 1937 đại diện liên tỉnh uỷ Hậu Giang tại ba tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng. Tháng 8 - 1940 Thường vụ xứ uỷ phụ trách ban quân sự kiêm binh vận khu vực cáp Xanh Tắc (Vũng Tàu) Bà Rịa, Biên Hoà...

 

Sau khởi nghĩa Nam Kỳ (11 - 1940) trở về hoạt động ở U Minh. Năm 1942 gây dựng cơ sở ở Hà Tiên, rồi trưởng ban vận động tái lập Đảng bộ Nam Kỳ, ra báo Độc lập, in truyền đơn kêu gọi chống Nhật, Pháp. Đầu tháng 8 - 1945 Bí thư Tỉnh uỷ làm thời tỉnh Hà Tiên, lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Tiên.

 

Năm 1946 chỉ huy vệ quốc đoàn tỉnh, xây dựng công binh xưởng, khu căn cứ U Minh. Những năm 1947 - 1949 chỉ huy tác chiến ở các mặt trận Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ... Năm 1951 là đặc phái viên Thanh tra quân sự liên khu Nam Bộ. Năm 1953 - 1954 giám đốc Sở kho thóc Nam Bộ.

 

Sau 1954 bảo vệ đồng chí Lê Duẩn trong thời kỳ hoạt động ở miền Namon>. Năm 1964 công tác ở Ban tổ chức khu uỷ miền Tây Nam Bộ. Năm 1967 nghỉ điều dưỡng, mất ngày 5/8/1978 tại Hà Nội.

 

3. Đồng chí Ngô Thế Sơn lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Phúc Yên.

 

Đồng chí Ngô Thế Sơn (1919 - 1994) tên thường gọi là Ngô Cư, quê làng Đông Cao, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải, tham gia cách mạng từ năm 1937, năm 1939 được kết nạp vào Đảng. Cuối năm 1940 tham gia Tỉnh uỷ Thái Bình. Năm 1941 được dự lớp huấn luyện ở Pắc Pó (Cao Bằng). Năm 1942 xứ uỷ viên Bắc Kỳ phụ trách liên tỉnh B. Năm 1943 Bí thư ban cán sự Đảng uỷ tỉnh Bắc Giang. Năm 1944 uỷ viên ban quân chính Trung ương. Năm 1945 bí thư Tỉnh uỷ Phúc Yên, lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Phúc Yên. Sau cách mạng được cử phụ trách lực lượng bộ đội của ba tỉnh Hà Namon>, Namon> Định, Ninh Bình. Năm 1946 chỉ huy mặt trận đường 9. Năm 1947 - 1948 chính uỷ viên quân  Lào Việt. Năm 1949 - 1953  Tư lệnh mặt trận Thượng Lào. Năm 1959 Giám đốc vụ tổ chức, cán bộ, phó bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục. Năm 1966 - 1980 uỷ viên Ban công tác miền Tây, trưởng đoàn chuyên gia quân, dân, Đảng tại Nam Lào. Chính uỷ Bộ tư lệnh Trung, hạ Lào, nghỉ hưu năm 1980, qua đời ngày 3 - 11 - 1994 tại thành phố Hồ Chí Minh. Được công nhận  là lão thành cách mạng, huân chương độc lập, huân chương Hồ Chí Minh, Chính phủ Lào tặng ba huân chương tự do.

 

Thái Bình có 20 đảng viên từng làm Bí thư Tỉnh uỷ ở ngoài tỉnh, song chỉ có 3 đồng chí kể trên có vinh dự làm Bí thư trong thời điểm bùng nổ cách mạng và là người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8 - 1945 ở các tỉnh thành trên.

 

Phạm Minh Đức

(Thành phố Thái Bình)

 
  • Từ khóa