Thứ 7, 23/11/2024, 10:57[GMT+7]

Các biểu tượng cao quý của nước Việt Nam

Thứ 5, 01/09/2011 | 07:52:16
17,428 lượt xem
Nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập nước, chúng ta hãy ôn lại xuất xứ việc hình thành các biểu tượng của nước ta. Đây là những biểu tượng thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Đầu tiên ta hãy nói về Quốc hiệu: Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hai từ Việt Nam được sử dụng rộng khắp bởi các nhà sử học và các chí sĩ yêu nước, trong nhiều tác phẩm và tên các tổ chức chính trị: Phan Bội Châu viết “Việt Nam vong quốc sử” năm 1905, sau đó cùng với Cường Để thành lập “Việt Nam công hiến hội” năm 1908, “Việt Nam quang phục hội” năm 1912; Phan Châu Trinh viết “Pháp – Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam”; Trần Trọng Kim viết “Việt Nam sử lược”; Nguyễn Ái Quốc thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” năm 1925 và “Việt Nam độc lập đồng minh hội” năm 1941... mặc dù vua Minh Mạng đã đổi quốc hiệu là “Đại Namon>” từ năm 1838.

 

Sau này Nhật đảo chính Pháp, trao chính quyền hình thức cho Bảo Đại, Bảo Đại đã chính thức đổi quốc  hiệu từ “Đại Nam” thành “Việt Nam” coi như văn bản của vua Minh Mạng năm 1838 trước đây đã không còn hiệu lực. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công: Pháp chạy, Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế hóa Quốc hiệu này. Từ đây, Quốc hiệu “Việt Namon>” được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng một cách toàn diện.

 

Quốc kỳ của nước Việt Nam ta được hình thành như sau: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, giai đoạn trước 1945 có cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ngày 23/11/1940. Trước lúc khởi nghĩa, những người lãnh đạo cần phải có một lá cờ dẫn đầu để khẳng định, chỉ huy và động viên tinh thần quần chúng. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến người tỉnh Hà Namon>, là một chiến sĩ cách mạng nhiệt tình và tài hoa được trao nhiệm vụ sáng tác mẫu cờ. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ tạo ra một lá cờ hình chữ nhật có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa nền đỏ tươi, cùng với một bài thơ đầy tâm huyết: “Hỡi những ai máu đỏ da vàng/ Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc/Nền cờ thắm máu đào vì đất nước/ Sao vàng tươi da của giống nòi/ Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi/ Hỡi sĩ công nông thương binh/ Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”.

 

Ban lãnh đạo khởi nghĩa khi dó là các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần rất phấn khởi chuẩn y mẫu cờ trên. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra mạnh mẽ với biểu tượng cờ đỏ sao vàng làm lao đao chính quyền đô hộ. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã anh dũng hy sinh ngày 28/8/1941 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai.

 

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay rực rỡ quảng trường. Ngày 5/9/1945, Bác Hồ ký sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Namon> là cờ đỏ sao vàng. Sau đó tại kỳ họp Quốc hội khóa I ngày 2/3/1946, các đại biểu đã nhất trí thông qua cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước Việt Namon> dân chủ cộng hòa.

 

 

Sự hình thành Quốc huy của nước ta: Đây là biểu tượng cho một quốc gia độc lập, có chủ quyền của đất nước và bản sắc  dân tộc. Tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa I (15 – 20/9/1955), sau khi xem xét rất nhiều mẫu, tiểu ban Quốc ca, Quốc kỳ và Quốc  huy đã quyết định trình mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị và đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Mẫu Quốc huy này do các danh họa Bùi Trang Chước và Trần Văn Cẩn đồng sáng tác (họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn và họa sĩ Trần Văn Cẩn đã chỉnh sửa hoàn thiện mẫu Quốc Huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt).

 

Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ tươi ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất nước ta. Bông lúa bao quanh tượng trưng cho truyền thống nông nghiệp vững chắc, dòng chữ tên nước (Quốc hiệu) phía dưới và bánh xe răng cưa tượng trưng cho xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 

Về sự hình thành Quốc ca của nước ta: Theo nhạc sĩ Văn Cao kể lại lúc sinh thời thì bài hát  “Tiến quân ca” đã được ông hoàn thành vào ngày 30-1—1944 tại Hà Nội. Dạo đó Văn Cao đã có nhiều bài hát nổi tiếng như “Buồn tàn thu”, “Thiên thai”, “Thăng Long hành khúc ca”...; đã có thơ và truyện ngắn in trên báo và 2 bức tranh của ông vừa được trưng bày trong cuộc triển lãm Duy Nhất (Salon unique) tại nhà Khai Trí Tiến Đức Hà Nội. Tuy vậy không đủ tiền sinh sống, ông phải nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp cho phương tiện làm việc. Đấy là mùa đông đói rét và ảm đạm, người chết đói nằm dọc các ngả đường. Đêm ông ngủ phải đắp bằng áo khoác và có đêm phải đốt nhiều thứ để sưởi ấm.

 

Bỗng Văn Cao gặp đồng chí Vũ Quý trước ga Hàng Cỏ. Đồng chí Vũ Quý là một cán bộ Việt Minh từng  theo dõi và khuyến khích Văn Cao sáng tác những bài hát yêu nước. Lần này anh rủ Văn Cao vào một hiệu ăn và đề nghị:

- Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?

- Được.

- Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.

 

Ngày hôm sau, đồng chí Vũ Quý đưa Văn Cao đến nhà một đồng chí thợ giầy ở đầu ngõ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và giao nhiệm vụ đầu tiên.

Đồng chí Vũ Quý nói:

Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu nhạc hướng đạo. Khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng của ta.

 

Văn Cao nhận nhiệm vụ, và đi lang thang dọc phố phường Hà Nội. Ông thú nhận rằng, lúc này “Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang chứ không chuẩn bị quay lại làm một bài hát”. Nhưng những xác chết đói dọc đường cứ nhìn xoáy vào ông làm ông trào nước mắt. Đêm hôm ấy ông về căn gác hẹp của người bạn cho mượn ở đầu phố Nguyễn Thượng Hiền và viết được nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca”. Nét nhạc giản dị dễ hát đề các chiến sĩ có thể hát được:

Đoàn quân Việt Namon> đi

Chung lòng cứu Quốc

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”

Văn Cao không nhớ bài hát này ông viết trong mấy ngày. Nhưng ngày 30-10 năm ấy đã hoàn thành bài hát có câu kết hùng tráng:

“Tiến lên!

Cùng thét lên!

Chí trai là đây nơi ước nguyền”.

Đồng chí Vũ Quý rất hài lòng về bài  hát này. Ngay  sau đó nó được phổ biến và làn rộng trong chiến khu Việt Bắc và cả nước.

 

Tháng 11 năm 1944, tự tay Văn Cao đã viết bài: “Tiến  quân ca” lên đá in, và in vào trang văn nghệ đầu tiên của Báo Độc lập do ông và Nguyễn Đình Thi phụ trách.

 

Ngày 17-8-1945, Văn Cao đang bị ốm nặng vẫn cố  gắng đến nhà hát lớn thành phố Hà Nội để dự cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, và chính ở đó bài “Tiến quân ca” đã nổ như một trái bom qua giọng hát của hàng ngàn người.

 

Đầu năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn “Tiến quân ca” làm “Quốc ca” của nước Việt Nam mới.

 

Bài “Quốc ca” đã trở thành linh hồn của nước Việt và mãi đồng hành với dân tộc Việt trên những chặng đường mới.

 

Nguyễn Hữu Văn

(Hội Văn nghệ Ninh Bình)

  • Từ khóa