Thứ 7, 23/11/2024, 10:50[GMT+7]

Những nước có thể thay đổi trật tự kinh tế thế giới

Thứ 4, 29/02/2012 | 08:56:22
2,224 lượt xem
20 năm sau khi Liên Xô tan rã, những nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đã từng bước đi lên, trở thành một lực lượng tăng trưởng mới của thế giới. Cùng với Nga, nhóm quốc gia này đã trở thành một khối "gạch" (BRIC) vững chắc và đang dần khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế.

Đáng chú ý nhất trong nhóm quốc gia BRIC là Trung Quốc, nước từng bị xem là một trong những khu vực nghèo nhất thế giới, hiện đã vượt lên thành nền kinh tế lớn thứ hai và được dự báo sẽ thôn tính ngôi vị số một của Mỹ trong tương lai không mấy xa xôi. Điều này cho thấy, trong thế giới, không có gì là bất biến.

6 quốc gia dưới đây theo giới thiệu của Business Insider cũng thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi. Tuy họ chưa bằng được BRIC, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ mãi như vậy. Cơ hội đã mở ra cho BRIC một tương lai rạng rỡ, thì rất có thể một ngày nào đó sẽ đưa các nền kinh tế khác vào bệ phóng để tiến xa hơn.

1. Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng trước, khi Viện nghiên cứu Brookings xếp hạng 10 thành phố phát triển nhanh nhất thế giới, thành phố Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ đã lọt vào vị trí thứ 3, trên cả Hàng Châu của Trung Quốc. Thể chế dân chủ và văn hóa kinh doanh mạnh mẽ đã khiến các lĩnh vực tài chính và xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ, điều kiện thuận lợi để đưa các thành phố đang tăng trưởng ở nước này sớm trở thành những trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu sang châu Âu.

 

Và trong khi nhiều quốc gia khác xung quanh đang gặp khó khăn, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng GDP năm ngoái lên tới 11%, vượt qua cả Trung Quốc. Một thế kỷ sau sự tan rã của đế chế Ottoman, đất nước này đang đổi mới chính sách ngoại giao cứng rắn của mình đối với Trung Đông và Trung Á. Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo sẽ đứng đầu nhóm các quốc gia Hồi giáo khi những khu vực này phát triển.

2. Indonesia


Với lãnh thổ rộng lớn cùng dân số lên đến 238 triệu người, Indonesia đang tiếp tục đi trên con đường tăng trưởng vốn dĩ đã bắt đầu kể từ năm 1997 tới giờ. Khác với Trung Quốc, nền kinh tế dựa phần lớn vào xuất khẩu, Indonesiaon> chủ yếu sản xuất hàng hóa phục vụ người dân nội địa. Điều này có nghĩa là Indonesiaon> đủ mạnh để chống đỡ được với những cuồng phong bão táp do khủng hoảng tại Mỹ và châu Âu gây ra.

 

Nợ công ở mức thấp, đầu tư nước ngoài lớn, thể chế dân chủ còn non trẻ nhưng vững chắc, quốc gia Đông Nam Á này hiện đã vững chắc hơn rất nhiều, đặc biệt là sau khi tiêu diệt thành công chủ nghĩa khủng bố. Mô hình kinh tế của Indonesia hội đủ 3 yếu tố, gồm các doanh nghiệp Nhà nước theo kiểu Trung Quốc, bộ máy quản lý vững mạnh theo mô hình Brazil và nỗ lực đi lên từ sự nghèo đói tương tự như Ấn Độ. Vị trí của Indonesia trong nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

3. Kazakhstan


Từng một thời gian dài bị coi là "ao tù của thế giới", Kazakhstan hiện đang từng bước vươn lên nhờ nắm bắt được những cơ hội phát triển thuận lợi của châu Á. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và nằm ngay giữa hai cường quốc Trung - Nga, Kazakhstan có được địa thế thuận lợi để thu được lợi ích từ Á lục địa. Đặc biệt là trong bối cảnh nền chính trị của Trung Đông đang chứa đầy bất ổn, Kazakhstanon> đang trở thành trung tâm năng lượng đầy tiềm năng.

 

Chính phủ Kazakhstan hiện đang đầu tư nhiều vào phát triển hạ tầng cơ sở và các ngành công nghiệp phi năng lượng như giao thông vận tải hay y dược, khôn khéo tránh gây ra những chú ý có thể biến thành bất lợi cho nước này. Và khi châu Á thăng hoa, Kazakhstanon> sẽ sớm vươn mình trở thành "con hổ" mới.

4. Cộng hoà Dân chủ Congo


Tình trạng tham nhũng và chiến tranh đã khiến cái tên "Congo" đồng nghĩa với "thảm họa". Tuy nhiên, thực tế là dù vẫn còn đang chìm trong bất ổn, Congoon> cũng đang cố gắng xây dựng một tiến trình rõ ràng để tận dụng được những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của mình. Ngành thương mại khoáng sản của Congoon> đã và đang thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hạ tầng cơ sở hiện đại hóa và tạo nên một nền công nghiệp viễn thông non trẻ.

 

Nếu quốc gia này có thể duy trì được sự ổn định về chính trị, thì chỉ trong một vài năm tới, Congoon> sẽ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã giúp cho ngành nông nghiệp của nước này trở nên đầy sức cạnh tranh hơn. Và yếu tố này cũng sẽ mang lại sự thịnh vượng lâu dài một cách thực sự cho Congoon>.

5. Mexicoon>


Trường hợp của Mexicoon> thì không có gì mới mẻ. Đây đã là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới và đang tăng trưởng với tốc độ rất khỏe khắn trong suốt một thập niên qua. Cứ 3 trong 4 đôla kim ngạch xuất khẩu mà nước này thu được là từ thị trường Mỹ. Điều này đã tạo nên sự khác biệt cho Mexico trước các quốc gia đang phát triển khác như Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chủ yếu sống dựa vào xuất khẩu sang châu Âu.

 

Thương mại của Mexicoon> phần lớn dựa vào ngành chế biến thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã giúp Mexicoon> có được một chỗ đứng an toàn trước những biến động của giá cả hàng hóa. Gần đây, chương trình Chính sách mẫu quốc Brookings đã xếp Mexico City vào danh sách những thành phố có nền kinh tế tăng trưởng dữ dội nhất thế giới, trên cơ sở tăng trưởng việc làm và thu nhập.

6. Nigeriaon>


Đáng lý Nigeriaon> phải đứng đầu trong danh sách này, bởi đây là quốc gia có dân số đông nhất châu Phi, trữ lượng dầu mỏ chỉ đứng sau Libyaon> và có thể sớm đạt được mức tăng trưởng hai con số. Thêm vào đó, tình trạng nhân khẩu học và địa lý học của Nigeriaon> đều có thể đưa quốc gia này trở thành một hình mẫu về thành công trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, con đường phát triển của Nigeriaon> đã bị ngăn chặn bởi tình trạng tham nhũng và bạo loạn.

 

Mặc dầu kinh tế của Nigeriaon> đang tăng trưởng mạnh, nhưng tỷ lệ đói nghèo của quốc gia này đã tăng tới 69%, với việc phân chia thu nhập không đồng đều. Điều này đã mang lại những bất lợi cho tiến trình phát triển đất nước. Hơn nữa, lạm phát của nước này dự kiến sẽ tăng lên, gây sức ép lớn hơn cho người lao động. Nigeriaon> đang có tất cả những ưu điểm để tăng trưởng theo mô hình BRIC và có thể một ngày nào đó sẽ ngang hàng với BRIC, nhưng hiện tại khu vực năng lượng đang phát triển mạnh của nước này chưa thể trở thành cái ô an ninh cho kinh tế Nigeriaon>.

 

Theo VnEconomy.vn

  • Từ khóa