Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thiếu nhi dịp Tết Trung thu và 1/6
Năm 1945, nhân dịp Tết Trung thu độc lập đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho thiếu niên nhi đồng cả nước. Với tình cảm thương yêu trìu mến nhất, Người hòa mình với các em: “Các em vui cười hớn hở, già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vỡ sao? Là vì… Trung thu năm nay đã được tự do và các em đã thành những tiểu quốc dân của một nước độc lập”. Người gửi tới các cháu “trăm cái hôn thân ái”.
Tiếp đến là Thư Trung thu 1948. Đó là năm đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nên thư của Người cũng chất chứa bùi ngùi thương xót.
Người thấu hiểu những khó khăn mà thiếu nhi phải chịu đựng: “Nhiều cháu phải xa cha mẹ đến núi đỏ rừng xanh. Nhiều cháu chịu khó nhọc, hăng hái giúp các anh bộ đội. Nhiều cháu ở hậu phương thấy đồng bào hi sinh cực khổ, không nỡ ăn Tết Trung thu vui sướng một mình”, và Người thấy “áy náy”, thấy “căm giận bọn thực dân phản động Pháp”. Người đã thay mặt toàn thể đồng bào hứa với các cháu: “Sớm đuổi bọn thực dân phản động để trường kỳ kháng chiến sớm thắng lợi”. Cuối thư, Người khuyên các cháu “ra sức học hành” và không quên “gửi lời hôn các cháu”
Năm 1949 là năm kháng chiến thứ ba và cũng là Trung thu thứ ba các cháu thiếu nhi “phải ăn Tết thiếu thốn hơn trước”. Đó cũng là ý đầu tiên trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ và chia sẻ. Dù vậy, Người vẫn chúc các cháu “vui hơn”.
Bằng lời lẽ giản dị phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, Người phân tích để thiếu nhi thấy những thành tích cụ thể, thiết thực mà các cháu đã làm được trong khó khăn của cuộc kháng chiến, qua đó biểu dương và khen ngợi. Từ sâu thẳm lòng mình, Người bộc bạch: “Trung thu năm nay, Bác cũng chưa có quà gì biếu các cháu, nhưng Bác chắc chắn rằng sau này các cháu sẽ có Tết Trung thu linh đình là Tết Trung thu kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Bây giờ các cháu hãy nhận cái hôn Bác Hồ”.
Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/1950, Người cũng có thư gửi các cháu. Vẫn là sự băn khoăn “Đáng lẽ các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như con trẻ Liên Xô”, Người phân tích cho thiếu nhi hiểu dân tộc ta kháng chiến thắng lợi thì các cháu “sẽ đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng”. Dù còn nhiều khó khăn, vui buồn, Người vẫn không quên “gửi các cháu nhiều cái hôn”.
Trung thu 1951, Người mở đầu thư bằng bốn câu thơ:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viêt mấy dòng
Gửi thăm các cháu tỏ lòng nhớ nhung.
Sau khi thông báo đã nhận được thư của nhi đồng vùng tạm bị chiếm và thư của nhi đồng các nơi báo cáo thành tích thi đua, Người giải thích về ý nghĩa của ngày 1/6 và căn dặn thêm các cháu những việc nên làm, phải làm trong sinh hoạt đội, trong học tập và cả khi vui chơi để trở thành người có ích cho Tổ quốc
Trung thu 1952 là năm đất nước đang bước vào thời kỳ kháng chiến cam go. Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ niềm thương nhớ thiếu nhi ở mọi vùng đất nước. Lời lẽ trong thư Người ẩn chứa nỗi buồn lo cho các cháu. Người biểu dương tinh thần tiến bộ của thiếu nhi, “đã biết yêu nước, ghét giặc, đều chăm học, siêng làm… biết đoàn kết, thương yêu cha mẹ, giúp đỡ bộ đội và thương binh, giúp tăng gia sản xuất và tiêt kiệm”. Đặc biệt, Người tỏ lòng thương xót khi thấy tinh thần chiến đấu hi sinh dũng cảm của các cháu ở vùng tạm chiếm “đã giữ bí mật để giúp đỡ các cán bộ và bộ đội”. Cuối thư, Người lại có bài thơ:
Ai yêu các nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh.
Tính các cháu ngoan ngoãn. Mặt các cháu xinh xinh…
Năm 1952, nhân ngày 1/6, Người gửi thư cho thiếu nhi, nhấn mạnh tinh thần Quốc tế để các cháu hiểu rõ và cùng nhau giữ gìn hòa bình, dân chủ.
Trung thu 1953, Người lại có bài thơ gửi cho các cháu với mong muốn “Thu sau so với thu này vui hơn”.
1/6/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng tới toàn thể thiếu nhi trong nước và quốc tế. Người mong các cháu “ngoan ngoãn, mạnh khỏe, vui vẻ, tiến bộ”
Có thể nói, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên nhi đồng chiếm một mảng lớn trong tâm hồn của Người. Thực tế, chúng ta thấy, ở đâu và lúc nào bên cạnh Người cũng có các cháu. Không chỉ thiếu nhi trong nước mà thiếu nhi quốc tế cũng luôn quây quần quanh Bác .
Năm 1954, nước ta được hưởng nền hòa bình sau chín năm kháng chiến chống Pháp. Điều trước tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ đến là các cháu thiếu niên nhi đồng. Người viết thư (khi là văn xuôi, khi bằng những vần thơ) để khen ngợi, biểu dương tinh thần của các cháu trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Đồng thời, Người cũng bày tỏ lòng thương yêu, nhớ nhung thiếu nhi ở cả hai miền
Tình cảm bị kìm nén bấy lâu, đến năm 1954 Người mới được thỏa lòng vì thiếu nhi miền Bắc đã được sống trong cảnh hòa bình. Trong thư, Người tỏ ý xin lỗi "Vì bận việc quá" nên "không rảnh làm thơ gửi các cháu". Cuối thư, Người không quên chúc các cháu "Vui mạnh khỏe, ngoan ngoãn và cố gắng thi đua học hành", để:
Đến ngày Nam Bắc vui chung
Các cháu xúm xít thì lòng ta vui.
Nhưng, niềm vui của Người chưa trọn vẹn vì Người còn một điều trăn trở. Một nửa đất nước chưa được độc lập. Người vẫn còn một nỗi niềm khi nhớ đến các cháu thiếu nhi miền
Ước vọng đó của Người ngày nay chúng ta đã làm được:
Theo dtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam