Quảng Nạp: Khắc ghi lời Bác dạy
Quảng Nạp là một trong những ngôi làng hiếm hoi của tỉnh hiện nay có bảo tàng để lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật quý về hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và cả những đồ dùng, dụng cụ lao động mà người dân địa phương đã sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra những cánh đồng 5 tấn/ha, 7,6 tấn/ha vào những năm 1965 và 1967.
Ông Tạ Quốc Trị là một trong những người dân địa phương có nhiều đóng góp cho sự hình thành của Bảo tàng làng Quảng Nạp. Ông cũng là người có nhiều kiến thức, am hiểu về lịch sử, văn hóa của làng. Qua câu chuyện của ông Tạ Quốc Trị kể, chúng tôi mới biết sự hình thành của làng Quảng Nạp đã trải qua một quá trình rất lâu đời, đây cũng là vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Làng có 4 thôn: Bắc, Thượng, Đông, Đoài với 12 dòng họ và trên 5.000 nhân khẩu. Thời xa xưa, Quảng Nạp là vùng đất chua, mặn nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Chỉ đến năm 1965, khi địa phương thành lập HTX Quảng Nạp (hợp nhất từ 4 HTX: Vĩnh Lợi, Lê Lợi, Vĩnh Cường, Vĩnh Tiến) đã giúp làng mở rộng quy mô và định hướng phát triển sản xuất, tổ chức, phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa. Cùng với sự lao động cần cù, sáng tạo, người dân Quảng Nạp đã cải tạo thiên nhiên, biến đất mặn, đất hoang thành phì nhiêu, màu mỡ, tạo điều kiện phát triển nghề trồng lúa. Chính những yếu tố trên đã giúp năng suất lúa tại địa phương đạt cao. Năm 1965, HTX Quảng Nạp đã trở thành một trong những HTX đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt 5 tấn thóc/ha, đến cuối năm 1966 đạt 7 tấn thóc/ha. Thời điểm này, Quảng Nạp vinh dự được đón nhiều đoàn đại biểu, lãnh đạo trung ương, tỉnh, huyện về thăm, đồng thời tổng kết kinh nghiệm và phát động các HTX khác thi đua sản xuất. Đặc biệt, tháng 1/1968, xã viên và cán bộ HTX Quảng Nạp được Bác Hồ gửi thư khen: “Ở một vùng đất chua, mặn, Quảng Nạp đã ra sức cải tạo đồng ruộng, áp dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến nên đạt được nhiều thành tích tốt. Năm 1967, năng suất lúa cả năm đạt 7.600kg/ha. Năng suất và sản lượng hoa màu, chăn nuôi đều tăng. HTX đã bán thóc khuyến khích, bán thực phẩm cho nhà nước hơn năm 1966. Đời sống xã viên được bảo đảm. Như vậy là đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”. Bên cạnh việc khen ngợi, động viên, trong thư Bác còn cặn dặn các xã viên, cán bộ HTX Quảng Nạp: “Đó mới là thành tích bước đầu. Xã viên và cán bộ không nên chủ quan mà phải nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, đoàn kết chặt chẽ, thực hành dân chủ, tài chính công khai, nêu gương tiết kiệm, vượt qua mọi khó khăn để đạt nhiều thành tích to hơn nữa về mọi mặt. Làm được như vậy Quảng Nạp sẽ thiết thực góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân”.
Diện mạo nông thôn mới nâng cao làng Quảng Nạp khang trang, sạch đẹp.
Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân 4 thôn: Bắc, Thượng, Đông, Đoài (làng Quảng Nạp) đã đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Về Quảng Nạp những ngày cuối tháng tư lịch sử, chúng tôi được chứng kiến một vùng quê đang đổi mới từng ngày, tất cả các đường làng, ngõ xóm, đường giao thông nội đồng đều được bê tông hóa và trải nhựa rộng rãi, tạo thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất của người dân. Những ngôi nhà 2 - 3 tầng nằm san sát nhau cho thấy đời sống vật chất của người dân đã được nâng lên.
Ông Vũ Bá Ngải, Trưởng thôn Đông (làng Quảng Nạp) cho biết: Những năm gần đây, người dân Quảng Nạp đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế vào trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, duy trì, phát triển nghề truyền thống đan nón lá. Từ đó giúp thu nhập bình quân đầu người của người dân Quảng Nạp đạt hơn 50 triệu đồng/năm. Hiện nay, 100% dân số trong 4 thôn thuộc làng Quảng Nạp đều sử dụng nước sạch sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nhân dân Quảng Nạp đã tích cực tham gia đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng nghìn mét vuông đất ở, đất nông nghiệp, hàng nghìn ngày công để mở rộng đường làng, ngõ xóm, đường nội đồng và xây dựng các công trình nông thôn mới, nhà văn hóa thôn kiểu mẫu... Từ đó góp phần quan trọng để Thụy Trình xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2021.
Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Cựu thanh niên xung phong phường Đề Thám: Học và làm theo Bác, nhân lên những giá trị tốt đẹp 22.08.2024 | 09:16 AM
- Quy định 144-QĐ/TW: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới 04.07.2024 | 08:58 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Trường Tiểu học Trần Lãm báo công dâng Bác tại Quảng trường Thái Bình 26.03.2024 | 06:56 AM
- Học Bác từ những điều bình dị 12.02.2024 | 23:07 PM
- Triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trong toàn tỉnh 19.01.2024 | 09:04 AM
- Đoàn kết nhân lên sức mạnh 26.10.2023 | 08:44 AM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Thực hiện lời Bác dạy: Công an cách mạng vì nhân dân phục vụ 24.10.2023 | 09:01 AM
- Học Bác để lan tỏa yêu thương 06.06.2023 | 14:48 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng